Trong thế giới đầy biến động như hiện nay, ai cũng cần trở thành lãnh đạo. Thế nhưng, không ít người băn khoăn với câu hỏi "lãnh đạo là gì?". Trong cuốn sách "Phát triển kỹ năng lãnh đạo", câu trả lời của tác giả John C. Maxwell rất đơn giản: lãnh đạo là gây ảnh hưởng. Ông cho rằng: Nếu một người cho rằng mình đang lãnh đạo, nhưng không ai theo gót anh ta, thì người ấy chỉ đang dạo bộ mà thôi.
Maxwell khẳng định "Chìa khóa để thành công là khả năng lãnh đạo người khác đi tới thành công". Ông cũng tin tưởng rằng, lãnh đạo không phải là khái niệm dành riêng cho người "sinh ra để làm lãnh đạo" mà đó hoàn toàn là những kỹ năng có thể học được.
Tác giả lập luận rằng có sự nhầm lẫn nào đó trong cách phân biệt hai khái niệm "lãnh đạo" và "quản lý". Mọi người không ai muốn bị quản lý mà họ muốn làm lãnh đạo. "Bạn có thể dẫn con ngựa của mình tới vũng nước, nhưng bạn không thể bắt nó uống nước. Nếu bạn muốn quản lý ai đó, trước hết bạn phải biết chế ngự chính mình, và thực hiện được điều đó nghĩa là bạn đã chuyển từ vai trò quản lý sang vai trò lãnh đạo".
Để làm rõ khái niệm "lãnh đạo là gây ảnh hưởng", Maxwell đã chỉ ra 5 cấp độ lãnh đạo, bao gồm: chức vị, sự chấp thuận, định hướng kết quả, phát triển con người và cá nhân. Cụ thể là:
Qua 10 chương, cuốn sách đã đi từ định nghĩa về lãnh đạo tới những khẳng định của tác giả. Với ông, thành tố quan trọng nhất trong kỹ năng lãnh đạo là tính nhất quán, sự sát hạch khắt khe với nhà lãnh đạo là tạo ra sự thay đổi tích cực; con đường hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo nhanh nhất: giải quyết vấn đề.
Ông cũng nhấn mạnh một ưu điểm trong năng lực lãnh đạo là thái độ, và con người là vốn quý nhất của nhà lãnh đạo. Thêm vào đó, phẩm chất quan trọng của nhà lãnh đạo là có tầm nhìn, và cái giá của lãnh đạo: tự kỷ luật và bài học quan trọng nhất chính là phát triển đội ngũ nhân sự.
Tác giả cũng sử dụng những câu chuyện thú vị để dẫn dắt vào lập luận của mình. Chẳng hạn, để dẫn đến luận điểm "ngự trị chính bạn cần phải có kỷ luật cá nhân" (trang 235), tác giả dẫn câu chuyện về Vua Frederick của nước Phổ khi ông đang dạo bộ ở ngoại ô Berlin. Khi đó, ông gặp một ông lão đang đi ngược chiều:
Frederick hỏi: - Chào ông, xin lỗi, ông là ai?
Ông lão trả lời: - Tôi là vua.
Frederick cười phá lên: - Vua! Thế ông ngự trị vương quốc nào?
Ông lão trả lời một cách tự hào: - Ngự trị chính tôi.
Những câu chuyện nhỏ như vậy làm cho người đọc dễ dàng "bắt nhịp" được với chủ đề mà tác giả đang muốn đề cập đến.
Thế giới đang cần kiểu nhà lãnh đạo nào? Những phẩm chất nào mà một nhà lãnh đạo như thế cần đến? Trong phần lời bạt của cuốn sách, Maxwell đã "phác thảo" ra mẫu nhà lãnh đạo này. Ông cho rằng, người đó là...
Ngay từ trang đầu, tác giả cho biết, cuốn sách chính là sự tri ân với "người tôi luôn cảm phục, người bạn đã dành cho tôi những tình cảm nồng ấm; người cố vấn thông thái đã khéo léo cố vấn tôi; người đã khích lệ tôi bằng những lời nói đầy cảm hứng; một nhà lãnh đạo tôi yêu quý và học hỏi" - đó là cha ông - Melvin Maxwell.
Thế nên, xuyên suốt toàn bộ cuốn sách, người đọc có cảm giác cũng nhận được từ John C. Maxwell một sự khích lệ: Hãy phát triển kỹ năng lãnh đạo của bạn, vì bạn hoàn toàn có thể học được chúng. Và nếu bạn mơ ước trở thành nhà lãnh đạo, John C. Maxwell sẽ giúp bạn phát triển hình ảnh, giá trị, sự ảnh hưởng và những động lực cần có của một nhà lãnh đạo thành công.
Mời các bạn đón đọc !
NXB lao động - Xã hội là nhà xuất bản luôn được Bộ Tài chính đánh giá là đơn vị chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về quản lý tài chính và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Gần 30 năm.......Xem thêm