Trong tác phẩm Tâm tình đất nước bác sĩ Nguyễn Khắc Viện giúp người đọc có một chuyến “du lịch” qua những trang sách, đi khắp đất nước Việt Nam, “gặp gỡ” những con người, những nền văn hóa của các dân tộc. Từ thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tới đất tổ vua Hùng, rồi từ Hạ Long - di sản thiên nhiên văn hóa thế giới đến khúc ruột miền Trung cũng như những địa danh gắn liền với các cuộc kháng chiến của nhân dân ta như Rừng Sát, miền Đông đất đỏ, vùng Đồng Tháp Mười v v...
Cuốn sách cũng nói về những hồi ức của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện sau bao nhiêu năm xa Tổ quốc, được về lại nơi ông sinh ra và lớn lên. Trong sách có đoạn viết: “Tôi nhận thấy rằng từ hai năm nay, từ tháng 4 năm 1975, mỗi bước đi trên đất nước mình, tôi đều cảm nhận sâu sắc cái cảm giác sở hữu ấy, hay nói đúng hơn là tái sở hữu. Nước Việt Nam đã trở thành, lại trở thành Việt Nam, mỗi khúc sông, mỗi mỏm đá, mỗi khoảnh đồi ngày nay đều thuộc về tất cả chúng ta, về mỗi người chúng ta. Kẻ xa xứ trở lại làng quê, phát hiện lại mỗi khúc ngoặt của con đường, giếng nước và các rào giậu của xóm mình”.
Về tác giả:
Có thể ở một lúc nào đó, một nơi nào đó bạn đã từng được nghe đến cái tên của bác sĩ, nhà văn hóa, nhà yêu nước Nguyễn Khắc Viện. Đây là người sáng lập ra tổ chức phi chính phủ đầu tiên ở Việt Nam (Trung tâm NT - nghiên cứu tâm bệnh lý trẻ em); người dịch thành công nhất bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp, người áp dụng thành công phương pháp dưỡng sinh dựa trên Yôga và khí công để tự cứu sống mình sau khi đã cắt đi hơn 1 lá phổi và 8 cái xương sườn...
Xin mượn lời của tác giả Trường Giang để khái quát về con người và sự nghiệp của bác Viện: "Nhiều người gọi ông là bác sĩ vì Ông tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Y khoa năm 1941. Viện Hàn lâm khoa học Pháp trong một vài văn bản ghi chức danh Ông là nhà thơ, nhà sử học vì dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp với cả tâm hồn thi sĩ, vì ông viết nhiều bài về lịch sử Việt Nam bằng tiếng Pháp. Một số người gọi Ông là nhà báo vì Ông viết nhiều bài giàu chất triết lý đăng trên nhiều báo trong và ngoài nước. Ở một số cơ quan y tế, giáo dục, người ta gọi ông là nhà Tâm lý học vì Ông sáng lập và lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em. Nhà sử học Đào Duy Anh sau khi đọc một loạt bài nghiên cứu của Ông gọi Ông là học giả. Một số Việt kiều hiểu thấu đời Ông gọi Ông là sĩ phu hiện đại. Ai cũng có lý, tôi xin gọi Ông bằng cái chức danh: Nhà văn hóa".
Hi vọng cuốn sách sẽ giúp người đọc hiểu thêm về đất nước Việt Nam.
Thái Hà Books là nhà sách bản quyền tại Việt Nam nơi hội tụ tri thức của nhân loại đến với độc giả trên khắp mọi miền tổ quốc. Các ấn phẩm của Thái Hà Books đều được mua bản quyền, dịch và xuất bản từ.......Xem thêm