Thạch Lam là bút danh của Nguyễn Tường Lân, sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910, tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại. Sau khi đỗ Cao đẳng tiểu học, học Trường Canh nông một thời gian rồi học Trường Trung học Anbe Xarô (Albert Sarraut) Hà Nội, đỗ Tú tài phần thứ nhất rồi ra làm báo.
Thạch Lam là em ruột Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nguyễn Tường Long (Hoàng Đạo), từng tham gia biên tập các tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày nay của Tự lực văn đoàn do Nhất Linh chủ trương. Ông viết nhiều truyện ngắn , tùy bút và nghị luận.
Thạch Lam mất vì bệnh lao ở làng Yên Phụ, Hà Nội năm 1942.
Tác phẩm: Ngày mới (truyện dài, 1939); Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, 1937); Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, 1938); Sợi tóc (tập truyện ngắn, 1942); Quyển sách (truyện ngắn, 1940); Theo giòng (nghị luận, tùy bút, phóng sự, 1941); Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, 1943).
Phần thứ nhất giới thiệu các tác phẩm truyện ngắn tiêu biểu, đặc sắc của nhà văn Thạch Lam, trong số đó có một số truyện ngắn được giảng dạy trong nhà trường, bao gồm: Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Đứa con đầu lòng, Nhà mẹ Lê, Hai lần chết, Đói…
Phần thứ hai chọn lọc những bài viết của nhiều nhà văn, nhà giáo tên tuổi như: Nguyễn Tuân, Lê Quang Hưng, Phan Cự Đệ, Hà Văn Đức, Tân Chi… Các bài viết đi sâu vào phân tích, bình luận các khía cạnh về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật trong các tác phẩm của nhà văn Thạch Lam.
"Ông có ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình, cảm giác con con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ông tả một cách tinh vi. Phải là người giàu tình cảm lắm, mới viết câu này: "Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với hàng đều có ý nghĩa riêng" (Ngày mới). Ý nghĩ ở đây là những ý nghĩ gây nên bởi cảm giác đối với ngoại vật và cảm tình của người ta đối với một hoàn cảnh thích hợp với mình...". (Vũ Ngọc Phan)
Mời các bạn đón đọc!
Nhà xuất bản Văn học được thành lập vào tháng 3 năm 1948, tại chiến khu Việt Bắc, tiền thân mang tên Nhà xuất bản Văn Nghệ. Xuất bản những tác phẩm văn học có giá trị từ cổ đại đến hiện đại của Việt.......Xem thêm