5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

khoa vân , 08/02/2018 (1506 lượt xem)

Nếu da bé bị hăm nhiều, loét và nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến khám để nhận được tư vấn và thuốc điều trị dứt điểm hăm tã trẻ em.

5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

Nếu trẻ từ sơ sinh đến 2 tuổi bị hăm tã, bạn không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng phản ứng của da trẻ chứ không phải là một bệnh khó chữa. Do vậy, việc bạn cần làm lúc này là chăm sóc và chữa trị đúng cách để da bé nhanh chóng lành lại. Nếu bé chỉ bị hăm nhẹ, bạn hãy thử dùng một số loại kem chống hăm bán phổ biến tại các cửa hàng bán đồ sơ sinh cho trẻ như kem trị hăm Chicco, kem hăm Bubchen, Sudocream… để bôi hàng ngày. nếu da bé bị hăm nhiều, loét và nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến khám để nhận được tư vấn và thuốc điều trị dứt điểm hăm tã trẻ em.

Dưới đây là 5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã rất thường gặp, là nguyên nhân khiến tình trạng hăm tã trầm trọng hơn.

1. Khi thấy trẻ bị hăm mới chữa trị:

5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

Thống kê cho thấy, khi mẹ phát hiện ra hiện tượng hăm da thì tình trạng hăm rơi vào giai đoạn bị hại cấp độ 3 rồi. Lúc này, bé đã bị đau rát, khó chịu, mẩn ngứa, loét và quấy khóc. Vì thế, tốt nhất là hãy tìm hiểu các biện pháp phòng bệnh hăm da cho trẻ nhé. Hàng ngày, bạn nên thường xuyên thay bỉm, vệ sinh sạch sẽ, lau khô da trẻ và dùng kem chống hăm bôi một lớp mỏng lên mông, các khe kẽ, nếp gấp...trước khi đóng bỉm cho con. việc này sẽ giúp da trẻ được bảo vệ tốt nhất, chống hăm da hiệu quả.

2. Dùng phấn rôm:

Thói quen sử dụng phân rôm bôi lên da trẻ sau khi tắm cũng là một sai lầm khi bé đã bị hăm da. Mẹ có biết phấn rôm không hề có hiệu quả phòng ngừa hăm tã cho trẻ em không? Phấn rôm vốn có cấu tạo rời rạc, không tạo được một lớp màng bảo vệ làn da trẻ tránh các tác nhân gây hăm. bên cạnh đó, khi gặp mồ hôi, nước tiểu dính vào, hạt phấn rôm hút ẩm, vón cục và  bít lỗ chân lông của da, gây hiện tượng bí bách, khó chịu nữa. Chất tạo hương của phấn rôm là tác nhân dễ gây dị ứng da cho trẻ. Vì thế, tốt nhất là không sử dụng phấn rôm nếu trẻ đã bị hăm da nhé.

3. Sử dụng thuốc chống hăm có chất tạo mùi, màu và  chất bảo quản:

Khi sử dụng thuốc có chất tạo mùi, màu và chất bảo quản dễ có nguy cơ làm kích ứng gây dị ứng da của bé, làm chứng hăm da nặng thêm. Chỉ nên dùng các loại kem có nguồn gốc từ thiên nhiên, không mùi, không chất bảo quản để bôi cho bé

5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã

4.Dùng sai kem chống hăm:

Có rất nhiều loại kem chống hăm với các dạng kết cấu khác nhau. Có loại chuyên dùng bôi phòng bệnh, có loại chuyên chữa bệnh và có loại bôi để cả phòng và chữa bệnh hăm da. Do vậy, nếu trẻ đã bị hăm, bạn cần bôi cho bé loại kem có tác dụng điều trị hăm. Lời khuyên của các bác sỹ là hãy dùng các loại thuốc dạng mỡ mà trong thành phần có chứa Lanolin và Dexpanthenol là tốt nhất.

5. Chỉ dùng các loại lá: mặc dù kinh nghiệm cho thấy một số nước của các loại lá có công dụng hỗ trợ trị hăm da như nước chè xanh...nhưng nếu bé đã bị hăm mà mẹ chỉ dùng nước trà xanh để rửa thì hiệu quả chậm và gây khó chịu cho bé. tốt nhất là bạn hãy dùng thuốc trị hăm trước, sau đó, đợi bé khỏi mới dùng các loại lá để phòng hăm da

Bình luận đánh giá: 5 sai lầm của mẹ khi chăm sóc trẻ bị hăm tã
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà