Truyện Kiều lúc đầu được Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Được viết dựa theo một tác phẩm cổ của Trung Quốc có tên là: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh.
Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận.
Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh Truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn, ở Phu Văn Lâu.
Ngày nay, Truyện Kiều vẫn đang được các nhà xuất bản in với số lượng lớn, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao Truyện Kiều. Dịch giả người Pháp Rơ-Ne-Crir-Sắc khi dịch Truyện Kiều đã viết bài nghiên cứu dài 96 trang, có đoạn viết: "Kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh một cách xứng đáng với kiệt tác của bất kỳ quốc gia nào, thời đại nào". Ông so sánh với văn học Pháp: "Trong tất cả các nền văn chương Pháp không một tác phẩm nào được phổ thông, được toàn dân sùng kính và yêu chuộng bằng quyển truyện này ở Việt Nam". Và ông kết luận: "Sung sướng thay bậc thi sĩ với một tác phẩm độc nhất vô nhị đã làm rung động và ca vang tất cả tâm hồn của một dân tộc".
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin là một doanh nghiệp Nhà nước có pháp nhân đầy đủ; sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm theo nhiệm vụ của Nhà xuất bản và theo luật pháp của Nhà nước. Nhà xuất bản Văn hóa.......Xem thêm