10 mốc phát triển quan trọng của bé
11/10/2012 (478 lượt xem)
Nhiều bà mẹ lo lắng về quá trình phát triển của con, đặc biệt là các bé trong giai đoạn sơ sinh (từ 0 tới 6 tháng tuổi). Nhưng khi con bạn phát triển và trở nên năng động hơn, bạn có thể lại bắt đầu lo lắng liệu bé có đạt được hay không đạt được các mốc phát triển trung bình hay không.
Mặc dù vậy, các mốc phát triển của con rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo 10 mốc phát triển quan trọng của bé trong những năm ở lứa tuổi chập chững (từ 1 tới 3 tuổi)
1. Hiểu sự tồn tại vĩnh cửu của vạn vật
Hiểu sự tồn tại vĩnh cửu của vạn vật là một mốc phát triển nhận thức quan trọng. Với mốc phát triển này, bé sẽ hiểu rằng vạn vật vẫn tồn tại ngay cả khi chúng khuất khỏi tầm mắt bé. Với các bé sơ sinh, con bạn sẽ nhanh chóng quên đi một món đồ chơi hay một đồ vật nào đó ngay sau khi bạn cất chúng khỏi tầm mắt bé. Nhưng khi bạn cố gắng giấu đồ chơi của bé 18 tháng, bé sẽ tự hỏi liệu bạn giấu món đồ đó đi đâu và bé muốn đi tìm.
2. Tập nói
Các bé bắt đầu bập bẹ những từ đầu tiên như "papa", "baba",... khi bé một tuổi. Khoảng 15 tháng, con bạn bắt đầu biết nhiều từ hơn và thích sử dụng các từ bé biết. Nhiều bé thích dùng từ "Không" bởi vì khi bé bắt đầu bắt đầu thám hiểm ngôi nhà, "Không" là từ mà người lớn thường hay nói với bé nhiều lần trong ngày. Khoảng 2 tuổi, các bé bắt đầu biết ghép hai từ lại với nhau tạo thành câu đơn giản như "mẹ nhà" (có nghĩa là mẹ ở nhà),... Bắt đầu từ đó, ngôn ngữ của bé phát triển mỗi ngày, và khả năng ghép nhiều từ ngày càng phát triển tốt.
3. Leo trèo
Khi con bạn bắt đầu leo trèo lên đồ đạc và cầu thang, bạn cần lắp đặt các thiết bị an toàn trong gia đình. Ghế cao trong nhà bếp, bàn khách, ghế sofa, cầu than sẽ trở thành những vật yêu thích để bé khám phá. Bạn cố gắng giữ bình tĩnh khi lần đầu tiên con bạn trèo cao hơn bình thường. Bác sĩ nhi khoa Alexander Horowitz làm việc tình nguyện tại viện Medicine Clinic thuộc đảo Hilton Head, S.C nói: "Bạn đừng hoảng sợ khi bọn trẻ ở một độ cao nguy hiểm. Nếu bạn hoảng sợ, bạn sẽ làm bé giật mình và khiến bé rơi từ trên cao xuống. Bạn có thể hướng dẫn bé cẩn thận."
4. Vận động
Khi bé biết leo trèo, bé cũng phát triển khả năng chạy và nhảy. Các kỹ năng này là một phần trong quá trình phát triển vận động hoặc phát triển các chức năng của cơ bắp lớn, những cơ bắp điều khiển sự vận động của cơ thể.
5. Tập lên xuống cầu thang
Khả năng lên xuống cầu thang bằng chân là một trong những kỹ năng vận động tổng thể trong giai đoạn bé từ 1 tới 3 tuổi. mặc dù trẻ có thể biết bò lên cầu thang bằng cả tay và chân trước 1 tuổi, nhưng bé có thể biết lên xuống cầu thang khi bé 20 tháng tuổi.
6. Các kỹ năng vận động khéo léo
Tất cả các vận động nhỏ và mang tính khéo léo hơn bao gồm mức độ tập trung và sự phối hợp giữa tay và mắt là các kỹ năng vận động khéo léo. Con bạn bắt đầu điều khiển các kỹ năng này bằng cách cầm đồ vật bằng ngón trỏ và ngón tay cái. Sau đó, bé phát triển các kỹ năng vận động khéo léo bằng cách xếp chồng 2 khối lên nhau khi bé khoảng 14 tháng tuổi. Khi bé 18 tháng tuổi, bé có thể vẽ nguyệch ngoạc lên giấy, tương,... bằng một chiếc bút sáp màu. "Khoảng 3 tuổi, con bạn có thể dùng bút sáp màu để vẽ một vòng tròn. Nhưng bé sẽ không làm việc này cho tới khi bé đủ tuổi." Bác sĩ Tricia Fine làm việc ở bệnh viện Columbus Children tại Columbus, Ohio.
7. Mặc quần áo
Khoảng 3 tuổi, các bé có thể tự mặc quần áo. Nhưng bé có thể cởi bỏ một số đồ dễ hơn mặc quần áo. Con bạn có thể biết cởi giầy và tã khi bé 1 tuổi. Bé 1 tuổi cũng có thể giúp bạn mặc áo cho bé bằng cách giơ tay cao lên đầu và duỗi thẳng chân khi bạn mặc quần cho bé.
8. Diễn đạt cảm xúc
Bác sĩ Fine nói: "Khoảng 19 tháng tuổi, bé bắt đầu có nhận thức về sự thất vọng nhưng bé chưa biết cách diễn đạt cảm xúc đó." Bé sẽ nổi giận để thể hiện cho mọi người biết bé thất vọng, đó chính là lý do tại sao người ta thường gọi bé 2 tuổi là "tuổi kinh khủng".
Bạn có thể dạy bé vài từ đơn giản để mô tả bé cảm xúc của bé hiện tại, và giúp bé hiểu rằng những cảm xúc đó là bình thường. Giao tiếp tốt với bé ở lứa tuổi này sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi với cuộc sống sau này hơn. Cùng với những cảm xúc tiêu cực, bé còn có khả năng diễn đạt các cảm xúc tích cự như tình yêu và sự tin cậy. Bé 1 tuổi có thể ôm lấy bạn và thơm bạn thật nhiều lần.
9. Bé tự dùng thìa để ăn.
Khi bạn dạy con cách dùng thìa để ăn, bạn nên tạo cho bé có cơ hội thực hành. Đối với bé, khái niệm dùng thìa để ăn là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ. Madden, mẹ của một bé gái 15 tháng tuổi chia sẻ kinh nghiệm: "Chúng tôi đang tập cho bé dùng thìa. Bé bắt đầu sử dụng thìa, nhưng thực sự là bé chơi với chiếc thìa hơn là dùng nó để ăn." Nhưng với bé 18 tháng tuổi, bé có thể tự ăn bằng thìa.
10. Chơi với những thứ mà bé tin tưởng
Với bé khoảng từ 2 tới 3 tuổi, bé bắt đầu chơi với những đồ vật mà bé tin tưởng. Khi bé lớn dần lên, bạn sẽ thấy rằng bé ngồi chơi với một hoặc hai thứ đồ chơi mà bé yêu thích. Và đến một lúc nào đó, những đồ vật đó có thể ngồi chơi cùng bạn và con và chúng kể cho bé nghe các câu chuyện về những việc mà chúng đã làm. Bé sẽ tin tưởng vào bản thân hơn khi chơi với những đồ vật mà bé tin tưởng.
Giai đoạn tuổi chập chững (từ 1 tới 3 tuổi) là giai đoạn trẻ vận động nhiều hơn, độc lập và mong muốn quan sát mọi vật làm việc ra sao. Bé thích khám phá mọi thứ giống như các nhà khoa học. Thế giới là một nơi đầy tò mò và thú vị, bạn cố gắng tạo điều kiện để kích thích bé tò mò khám phá nhưng vẫn đảm bảo bé được an toàn.