Có lẽ với những mẹ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm việc lựa chọn dụng cụ ăn dặm cho bé sao cho phù hợp với trẻ cũng như chuẩn bị thực đơn sao cho đảm bảo nhất khiến nhiều mẹ vô cùng lăn tăn, đặc biệt là với những mẹ lần đầu chăm trẻ. Nếu mẹ cũng đang gặp phải thắc mắc này, cũng đang không biết làm sao để chọn được cho bé những bộ dụng cụ cho bé ăn dặm an toàn, chất lượng cũng như tập cho trẻ cách ăn dặm khoa học, hãy theo dõi bài chia sẻ sau đây.
Những đồ nhất định cần có trong bộ dụng cụ ăn dặm cho bé.
Để chuẩn bị cho bé có một giai đoạn ăn dặm thành công, mẹ nên tìm hiểu về các phương pháp phù hợp với con và chuẩn bị cho trẻ bộ dụng cụ ăn dặm bao gồm đầy đủ những đồ sau:
- Lon nấu cháo: Đây là sản phẩm vô cùng tiện dụng thường có trong bộ dụng cụ cho bé ăn dặm được nhiều bà mẹ Nhật Bản thường xuyên sử dụng. Với lon nấu cháo này, mẹ sẽ không phải ngồi canh nồi cháo hàng giờ vì sợ trào ra mất chất dinh dưỡng. Mặt khác, ưu điểm của nó là vô cùng tiện lợi, có thể mang theo kể cả khi gia đình đi du lịch.
- Bộ dụng cụ chế biến thức ăn: Gồm bàn vắt, chén nghiền, chày gỗ, bàn mài, lưới rây.
- Cân định lượng: Sản phẩm này trong những dụng cụ ăn dặm của bé sẽ giúp mẹ có thể cân lượng thức ăn cũng như lượng gạo mỗi bữa để bé tập quen với thói quen ăn uống khoa học.
- Ly, muỗng định lượng: Ly muỗng định lượng là sản phẩm đi kèm không thể thiếu của cân định lượng.
- Dao thớt, nồi chảo: Ngày thường bạn có thể lười nấu ăn, nhưng khi đã có em bé, phải từ bỏ thói quen vô bổ đó. Hãy sắm đầy đủ các dụng cụ nấu ăn để khi nào cần là có sử dụng ngay.
Ngoài những dụng cụ ăn dặm cho bé kể trên, mẹ còn có thể sắm thêm cho bé cốc tập uống nước, khay, bát đựng đồ ăn riêng,... nhưng những vật dụng trên là hết sức cần thiết.
Bộ dụng cụ cho bé ăn dặm của Nhật được nhiều mẹ tin tưởng
Dùng bộ dụng cụ ăn dặm cho bé khi nào và các giai đoạn ăn dặm của trẻ
Các giai đoạn khác nhau trẻ sẽ phải thay đổi thực phẩm ăn dặm và các dụng cụ tập ăn sao cho phù hợp. Mẹ có thể tham khảo quy trình cho bé ăn dặm sau:
Các giai đoạn ăn dặm của bé
- Giai đoạn 1: Từ 6 đến 8 tháng tuổi. Mẹ sẽ cho bé ăn dặm bằng bột. Trong đó bột loãng rồi mới đến bột đặc và số lượng tăng dần theo khẩu phần ăn của bé. Khi đó trong những dụng cụ ăn dặm cho bé mẹ có thể sử dụng nồi nấu cháo, lon nấu cháo chuyên dụng để chế biến cho bé những bữa ăn đảm bảo nhất
- Giai đoạn 2: Giai đoạn cho trẻ ăn dặm bằng cháo. Diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10, mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng cháo nhuyễn đến cháo vỡ hạt và sau đó là nguyên hạt. Trong giai đoạn này, mẹ có thể cho trẻ tập làm quen với những dụng cụ ăn dặm dần dần từ những vật nhỏ bé như thìa tập ăn.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn từ tháng 11 trở đi, khi bé đủ 20 răng sữa, mẹ mới nên cho bé ăn cơm nát rồi dần chuyển sang cơm hạt. Khi đó bé có thể tập dùng thìa, cốc tập uống và khay đựng thức ăn trong bộ dụng cụ ăn dặm cho bé.
Với 3 giai đoạn ăn dặm trên, khi mẹ thực hiện sẽ giúp cho bé có hệ tiêu hóa tốt và có cơ thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Các phương pháp ăn dặm cho bé được nhiều mẹ lựa chọn hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội. Điều này khiến mẹ càng băn khoăn vì không biết phương pháp nào sẽ phù hợp với con.
1. Phương pháp ăn dặm truyền thống
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Ưu điểm: Đây là phương pháp nhiều người sử dụng nhất vì nó nhanh gọn. Mẹ sau khi đã chuẩn bị thức ăn cho bé thì cho ra bát, và sử dụng một muống nhỏ trong bộ dụng cụ ăn dặm cho bé để cho bé ăn. Nhờ thức ăn được máy xay nhuyễn kĩ nên hệ tiêu hóa của bé sẽ phát triển tốt. Đồng thời bé sẽ dễ dàng ăn với số lượng nhiều trong những ngày đầu tiên. Vì vậy, cân nặng của bé sẽ được cải thiện rõ rệt.
Mặt khác, phương pháp này không tốn quá nhiều thời gian của cả mẹ và bé.
Nhược điểm:
- Phản xạ nhai nuốt của bé sẽ kém hơn vì bé đã quen với thức ăn được nghiền nhuyễn sẵn. Do vậy, sau quá trình ăn dặm, bắt đầu sử dụng thức ăn thô, bé sẽ khó lòng thích nghi.
- Vì thức ăn được sử dụng tổng hợp nên mẹ không biết bé bị dị ứng với loại nào, yêu thích loại nào. Đồng thời bé cũng khó phân biệt mùi vị thức ăn.
2. Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy
Là phương pháp đến từ phương tây, ăn dặm bé tự chỉ huy tức là mẹ sẽ chuẩn bị sẵn những thực phẩm vừa miệng, dễ cầm nắm cùng những dụng cụ ăn dặm cho bé cần thiết và để bé lựa chọn theo hình thức bốc.
Ưu điểm:
- Bé sẽ chủ động lựa chọn món ăn theo sự chỉ huy của bộ não. Cũng vì vậy mà tay với mắt bé nhanh hơn, linh hoạt hơn.
- Bé sẽ được tự do khám phá thức ăn để biết mùi vị của các món như thế nào, mình thích gì và không thích gì. Nhờ vậy, sau này khi ăn cùng gia đình, bé sẽ dễ dàng hòa nhập
Nhược điểm:
- Mẹ không kiểm soát được lượng thức ăn bé đưa vào miệng nên rất dễ sụt cân.
- Nguy cơ bị hóc sẽ cao hơn so với những thực phẩm đã được chế biến bằng cách xay nhuyễn.
- Mẹ sẽ phải mất nhiều thời gian để dạy cho bé cách ăn và dọn dẹp sau mỗi bữa ăn của bé mặc dù đã sử dụng bộ dụng cụ ăn dặm cho bé.
- Hiện nay phương pháp này được sử dụng còn ít ở Việt Nam.
3. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Mẹ sẽ không pha bột từ những ngày đầu rồi sau đó mới đổi sang dùng cháo. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là hình thức dùng cháo được lọc qua rây ngay khi bé bắt đầu ăn dặm. Nếu bé không muốn ăn, mẹ tuyệt đối sẽ không ép.
Ưu điểm:
- Bé sẽ thích nghi sớm với thức ăn thô, dễ dàng làm quen với các loại mùi vị của thực phẩm.
- Ăn uống trong sự hân hoan vui vẻ, tâm lý thoải mái.
- Hệ tiêu hóa sẽ tốt hơn vì bé học được cách nhai rồi mới nuốt.
- Trẻ làm quen với những dụng cụ ăn dặm cho bé
Nhược điểm:
- Mẹ sẽ phải tiêu tốn nhiều thời gian để chế biến các loại thực phẩm riêng cũng như dạy bé học ăn, cách ngồi và cầm thìa.
- Mẹ có thể thử các phương pháp trên để xem bé nhà mình phù hợp với kiểu ăn dặm nào. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé ăn kiểu truyền thống thời gian đầu để bé tập quen với các bữa ăn dặm.
Lưu ý để trẻ ăn dặm đúng cách với dụng cụ ăn dặm của mình
- Khi cho trẻ ăn dặm, ngoài những dụng cụ ăn dặm cho bé, mẹ phải chú ý đảm bảo các chất dinh dưỡng gồm 4 nhóm chất tinh bột, chất béo, chất đạm và rau, hoa quả. Chỉ khi đảm bảo đủ các loại thực phẩm này, bé mới có thể phát triển tốt được. Có nhiều mẹ khá chủ quan, không linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn của con, để bé ăn liên tục một nhóm dinh dưỡng, như thế bé sẽ bị thừa chất này và thiếu chất kia.
- Một số thực phẩm kết hợp hoàn hảo cho thực đơn ăn dặm của bé đó là cua với bí xanh, phô mai, cá hồi với rau xanh, thịt lợn với bí đỏ, tôm với rau xanh, trứng với rau xanh và bột gạo...
- Không nên ép bé ăn khi bé không muốn vì điều này sẽ gây nên áp lực cho bé cũng như làm cho bé cảm thấy chán nản khi ăn.
- Nên lựa chọn những dụng cụ ăn dặm đảm bảo chất lượng. Hiện nay các dụng cụ cho bé tập ăn dặm rất đa dạng và phong phú về kiểu dáng, kích thước cũng như giá cả sản phẩm. Mẹ có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất cho bé yêu nhà mình.
- Các thương hiệu về đồ cho bé tập ăn, dụng cụ ăn dặm được các mẹ tin dùng hiện nay như: Medela, Avent, Combi, Farlin, Chuchu, Munchkin,... được làm từ chất liệu an toàn, không BPA, nên không gây độc hại cho mẹ và bé.
Mẹ có thể mua bộ dụng cụ ăn dặm Nhật chính hãng này với mức giá phải chăng này ở các cửa hàng của Shoptretho. Đây là siêu thị chuyên cung cấp các đồ dùng cho mẹ và bé trên toàn quốc, không chỉ dụng cụ tập ăn cho bé, chúng tôi còn có bộ chế biến đồ ăn dặm, nồi nấu cháo cho bé,... Sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng mà các mẹ có thể tin tưởng mua sắm.
Chúc bé luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhất với bộ dụng cụ ăn dặm cho bé mà mẹ chọn mua!