16 câu nói giúp bố mẹ “thay đổi cục diện” những lúc con khóc lóc, mè nheo

Hồng Loan , 17/03/2017 (18419 lượt xem)

Bố mẹ hãy luôn nhớ rằng, kỹ năng kiểm soát những cơn mè nheo, tức giận hay ăn vạ sẽ mang đến cho trẻ rất nhiều lợi ích tuyệt vời.

16 câu nói giúp bố mẹ “thay đổi cục diện” những lúc con khóc lóc, mè nheo

Đừng bị cuốn theo sự ương bướng của trẻ mà nổi điên lên hay cáu kỉnh mà hãy luôn ghi nhớ 16 câu nói này. Sẽ có nhiều vô kể những tình huống khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, tức giận hay mè nheo, ăn vạ... vì "không-lý-do-gì-cả" trong suốt hành trình làm cha mẹ của bạn.

Vì thế, bất cứ lúc nào bạn cũng sẽ phải cần đến những câu nói dưới đây để xử lý cơn khủng hoảng của con một cách hài hòa và hiệu quả nhất.

Đây là cách nói giúp bạn trở thành người đồng cảm, chứ không "đối đầu" với cảm xúc của con. Nó giúp cho bạn và con có thể tiếp tục giao tiếp với nhau một cách thiện chí khi bạn thể hiện suy nghĩ của mình, đồng thời cho con cơ hội để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của con.

Hãy luôn trung thực với con. Trẻ càng lớn càng phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn và những cảm xúc phức tạp. Vì thế, nếu bạn nói với con rằng, con lớn rồi thì không nên khóc nhè, tức giận, thất vọng, lo lắng là bạn đang không trung thực với chúng. Điều này vô tình cũng khuyến khích trẻ giấu diếm cảm xúc của mình và tìm cách ngăn chặn, xử lý nó một cách thiếu lành mạnh.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc la hét hay khóc lóc khi chúng ta bị tổn thương có thể làm gián đoạn quá trình cảm giác đau đớn được gửi tới não. Vì thế, việc quy ước và cùng con có một "mật khẩu" la hét có thể giúp trẻ giải phóng cơn giận dữ một cách hết sức vui vẻ.

Cách nói này giúp trẻ hiểu rằng bạn ghi nhận, tôn trọng cảm xúc của trẻ nhưng không ủng hộ với hành động thiếu tích cực. Sự tách biệt giữa "cảm xúc" với "hành động" như vậy dần dần sẽ giúp trẻ biết cách xử lý hơn trong các tình huống khác.

Khi trẻ tỏ ra khó hiểu, bối rối, bất lực thì điều quan trọng nhất là bạn nên tìm ra nguyên nhân vì sao. Cách nói này giúp trẻ hiểu rằng, bố mẹ cùng một đội với mình và sẽ cùng mình hướng tới một mục tiêu chung.

Khi bạn thay thế một cụm từ tiêu cực bằng một cách nói tích cực thì chắc chắn trẻ sẽ thuận theo bạn một cách dễ dàng và thoải mái hơn.

Đối với trẻ đang tập đi, ăn vạ đơn giản là một sự nỗ lực để kiểm soát hoàn cảnh. Vì thế, khi được đưa ra những sự lựa chọn cụ thể, trẻ sẽ học được cách kiểm soát tốt hơn.

Cách nói này giúp bạn "đẩy" trách nhiệm tìm kiếm một giải pháp sang cho con một cách dịu dàng nhất có thể.

Thay vì tập trung vào các nhiệm vụ quá sức đầy áp lực là dọn dẹp sạch sẽ cả căn phòng, việc thay thế một mục tiêu đơn giản hơn chỉ là "bắt đầu", "dọn dẹp một góc phòng"… sẽ giúp trẻ có động lực để thực hiện yêu cầu của bạn hơn.

Một lần nữa cần nhắc lại rằng, đây là cách giúp bạn "đẩy" trách nhiệm xử lý vấn đề lại cho con một cách nhẹ nhàng. Nếu con bạn không ngừng lèo nhèo về việc ăn bữa tối, đi học hay mua đồ chơi… hãy lắng nghe con và đề nghị con nghĩ ra một giải pháp cho tình huống đó.

Một công thức dựa trên nghiên cứu về năng suất làm việc hiệu quả cho thấy, cứ làm việc 52 phút thì bạn nên nghỉ ngơi 17 phút để phá vỡ những căng thẳng khi tập trung làm việc mang đến, cảm giác bắt đầu lại sẽ giúp bạn làm việc tập trung và hiệu quả hơn hẳn. Điều này cũng áp dụng hiệu quả đối với việc làm bài tập về nhà, tập đàn piano hoặc chơi một môn thể thao.

Đừng bao giờ từ chối hay "kết tội" những cảm xúc, hành động của trẻ. Bằng cách cho con không gian và thời gian để bình tĩnh trở lại khi biết rằng có bạn ở bên cạnh, bạn sẽ dễ dàng để tiếp tục câu chuyện với con hơn.

Hãy luôn nhớ rằng, sự việc đáng xấu hổ đó không xảy ra với bạn mà là vấn đề và cảm xúc của trẻ. Bằng cách loại bỏ việc ám chỉ cả bạn và trẻ ra khỏi tình huống bạn giúp trẻ hiểu rằng bạn đang cùng trẻ nỗ lực giải quyết vấn đề chứ không chỉ trích nhắm vào hành vi của trẻ.

Cách nói này giúp cho cuộc giao tiếp của bạn với con trở nên cởi mở hơn, đồng thời giúp con học được cách thể hiện cảm xúc một cách tích cực, lành mạnh.

Đây là cách vô cùng hiệu quả để con cảm nhận được thiện chí của bố mẹ trong việc muốn giúp trẻ một cách thực sự chứ không phải đang cố gắng để áp đặt trẻ làm theo ý mình. Cho dù, cả hai cách nói đều đi đến một kết quả là "mẹ quyết định - con nghe lời", nhưng rõ ràng, khi bạn thay đổi cách nói với con, trẻ sẽ dễ dàng thuận theo bạn một cách dễ dàng và vui vẻ hơn.

Đừng ngay lập tức để trẻ có được cảm giác "thỏa mãn" khi khiến mẹ nổi điên lên vì từ "KHÔNG" thần kì mà chúng nói ra liên tục. Hãy tỏ ra tảng lờ hoặc lặp lại, giải thích câu nói của trẻ, đồng thời để trẻ hiểu rằng "Mẹ thực sự hiểu con muốn/cần/nghĩ gì.....?". Bằng cách đó, bạn đang cho trẻ một cơ hội để bình tĩnh và tỏ ra hợp tác hơn.

Theo Afamily

Bình luận đánh giá: 16 câu nói giúp bố mẹ “thay đổi cục diện” những lúc con khóc lóc, mè nheo
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà