4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần biết

Thảo Nguyên , 12/04/2017 (12957 lượt xem)

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm đang được nhiều mẹ Việt áp dụng khá phổ biến hiện nay vì có cơ sở khoa học và nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với phương pháp ăn dặm truyên thống.

4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần biết

Phương pháp này có nhiều điểm khác biệt so với kiểu ăn dặm truyền thống, vì vậy để có thể thực hiện theo đúng lộ trình thì truớc hết mẹ cần nắm được một số kiến thức cơ bản vê phương pháp này. Trong bài viết sau đây sẽ đề cậ đến 4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật cụ thể để các mẹ tham khảo.

1. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật có nhiều ưu điểm nổi bật, như cho bé ăn thô đúng thời điểm nên rèn luyện khả năng nhai từ sớm, mẹ sẽ đỡ vất vả trong việc cho bé ăn sau này; ăn riêng từng loại thức ăn chứ không trộn lẫn, giúp bé dễ dàng làm quen, cảm nhận và phân biệt từng mùi vị thức ăn, đồng thời bé cũng không bị ngán; ăn nhạt giúp thận hoạt động tốt hơn; và khi ăn bé đựoc ngồi vào ghế ăn, không đi rong, không làm trò, bé ăn theo nhu cầu, không ép bé ăn, tạo tâm lý thỏai mái nhất cho bé.

Ăn dặm kiểu Nhật mang lại rất nhiều lợi ích - Ảnh minh họa

Tuy nhiên phương pháp này cũng sẽ khiến mẹ trở nên bận rộn hơn, vất vả hơn, nhất là trong khoảng thời gian đầu mới tập cho bé ăn dặm, vì phải chế biến riêng từng loại thức ăn, phải tập cho bé tự ngồi ăn, tự cầm thia xúc ăn, và tốn nhiều thời gian để lau rửa, dọn dẹp.

Mặt khác, ăn dặm kiểu Nhật cho ăn theo nhu cầu, không o ép bé nên các bé thường có xu hướng tăng cân chậm hơn trong giai đoạn đầu so với cách truyền thống. Vì vậy, mẹ nên cân nhắc kỹ truớc khi quyết định lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé.

2. Bốn giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Giao đoạn 1: khi bé 5- tháng tuổi

Đây là giai đoạn đầu tiên tập ăn dặm của bé, nên mẹ nên cho ăn từ ít đến nhiều. Cụ thể như sau:

- 2 ngày đầu tiên: cho bé ăn 1 muỗng khoảng 15ml

- 3 ngày tiếp theo: cho bé ăn 2 muỗng (30ml)

- 3 ngày tiếp theo: cho bé ăn 3 muỗng (45ml)

- 7 ngày tiếp theo: 4 muỗng (60ml)

- Các ngày tiếp theo tiếp tục tăng dần, nhưng không vượt quá nhu cầu ăn của bé.

Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, thì chỉ nên cho bé ăn cháo trắng nghiền nhuyễn lọc qua rây, không cho bất cứ gia vị nào. Gạo và nuớc nấu theo tỷ lệ 1:10. Từ tuần thứ 2 trở đi thì cho bé ăn thêm các loại rau củ quả, các thực phẩm nhóm đạm và tinh bột khác. Các loại thực phẩm bé có thể ăn trong giai đoạn này gồm:

- Nhóm tinh bột: cháo loãng, khoai lang, khoai tây, bánh mì, bún, miến…

- Nhóm đạm: sữa chua, phô mai, đậu hũ, lòng đỏ trứng gà, cá.

- Nhóm vitamin: rau bina, cà chua, cà rốt, bí ngô, cải ngọt, bắp cải, cam, táo, dâu, hành tây.

Ở nửa giai đoạn đầu, bé chỉ cần ăn 1 bữa dặm mỗi ngày, sang nửa giai đoạn sau thì tăng lên 2 bữa mỗi ngày. Cháo nấu đặc hơn một chút, thức ăn cũng nấu hơi sệt hơn một chút. Các cữ ăn dặm và uống sữa phải cách nhau 4 tiếng đồng hồ.

Mỗi bữa ăn dặm, mẹ chỉ nấu với 1 loại đạm, 1 loại rau củ để theo dõi phản ứng của bé. Để trẻ ăn theo sở thích, không ép bé ăn những món không thích.

Giao đoạn 2: từ 7-8 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã biết nhai trệu trạo một số loại thức ăn. Vì vậy đồ ăn của bé lúc này không cần phải nấu thật nhuyễn mịn nữa, mà tăng dần độ thô. Cháo nấu với tỷ lệ 1:7 và không cần nghiền nhuyễn, các loại rau củ và đạm cũng không cần nghiền thành bột mà chỉ cần nghiền nhỏ, cho thêm chút bột gạo cho có độ trơn là bé có thể ăn được.

Mẹ duy trì cho ăn 2 bữa dặm/ngày, và cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn. Các loại thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn thêm trong giao đoạn này gồm:

- Tinh bột: ăn thêm yến mạch, mỳ ống, ngũ cốc

- Đạm: gan động vật, thịt gà, thịt cá, thịt có màu đỏ

- Vitamin: nấm

Giao đoạn 3: Từ 9-11 tháng tuổi

Lúc này, bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi, vì vậy thức ăn không cần nghiền ra mà chỉ cần nấu mềm là bé có thể nhai được (độ mềm bằng chuối chín). Tập dần cho bé ăn những thức ăn cứng hơn.

Mẹ cũng có thể cắt to thức ăn khoảng 0,5cm, dài 2-3cm cho bé tự cầm bốc thức ăn, hoặc dùng dĩa cho vào miệng. Giao đoạn này bé đã có thể ăn hầu hết các loại rau, ăn cả phần cuống cắt nhỏ.

Cháo cho bé nấu với tỷ lệ 1:5 và để nguyên hạt không cần xay. Số bữa ăn tăng lên 3 bữa/ngày.

(Ảnh minh họa)

Giai đoạn 4: từ 12 – 15 tháng tuổi

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình tập ăn dặm kiểu Nhật của bé. Lúc này bé đã có thể ăn đựoc các thức ăn thô, to hơn các giai đoạn trước nhờ cắn bằng những chiếc răng cửa. Tuy nhiên quá trình mọc răng của mỗi bé một khác, nên tùy vào tình hình mọc răng của bé mà mẹ có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bé ăn mỗi ngày 3 bữa cùng với bữa cơm chung của gia đình.  Lúc này không cần nấu cháo nữa, mà có thể chuyển sang dạng cơm nát, rồi dần dần chuyển sang tập ăn cơm ở nửa giai đoạn sau.

Ngoài 3 bữa chính, bé cần có thêm 2 bữa phụ để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé phát triển tốt về thể chất.  Giai đoạn này bé đã có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm, nên mẹ cố gắng thay đổi thực đơn thường xuyên cho bé, giúp bé hấp thu đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

Ngòai ra, giai đoạn này cần đặc biệt bổ sung canxi cho bé để phát triển tốt về chiều cao (có nhiều trong các loại thực phẩm như tôm, cua, ngao, sò…), và bổ sung vitamin A, C giúp phát triển thị lực và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Bình luận đánh giá: 4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ cần biết
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà