8 lý do KHÔNG NÊN nói tránh tên vùng kín khi dạy con về giới tính
24/01/2017 (2290 lượt xem)
Dạy con về giới tính phải bắt đầu từ việc gọi tên chính xác những bộ phận riêng tư trên cơ thể người.
Chim, bướm, cậu nhỏ, cô bé, vòi cứu hoả, bánh quy… và còn rất nhiều nickname khác được các cha mẹ tự ý đặt cho bộ phận sinh dục của con vì ngại ngần không muốn gọi thẳng ra đó là "dương vật, âm vật"…
Là người ủng hộ chương trình Body Safety Education (giáo dục về an toàn cơ thể) cả ở trường học và gia đình, tôi thiết tha van nài các bậc phụ huynh và những người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ hãy sử dụng thuật ngữ giải phẫu chính xác khi nói về bộ phận sinh dục của trẻ khi dạy giới tính: Đó là âm đạo, âm hộ, vú, mông, dương vật, hòn dái.
Và đây là 8 lý do quan trọng cho thấy tại sao phụ huynh nên gọi đúng tên các bộ phận cơ thể khi dạy con về giới tính:
1. Nếu một đứa trẻ bị ai đó chạm vào vùng kín một cách không lành mạnh, bé có thể kể cho một người lớn đáng tin cậy của bé một cách chính xác, ví dụ: "Anh (chị) XXXX đã chạm vào dương vật của con". Câu nói này có sức nặng hơn nhiều nếu lời buộc tội của trẻ được đưa ra toà án.
2. Nếu một đứa trẻ nói cho cha/mẹ hoặc giáo viên, ví dụ: "anh (chị) XXXX chạm vào bánh quy của con", câu nói này có thể chẳng có ý nghĩa gì cả, chẳng được coi trọng. Nhưng nếu bé nói: "XXXX chạm vào âm đạo của con", bé có nhiều khả năng được người lớn lắng nghe và quan tâm một cách nghiêm túc và bảo vệ đúng quyền lợi của con hơn.
3. Nếu một đứa trẻ nói với kẻ có ý định xấu với mình: "Dừng lại ngay! Không được chạm vào âm đạo của tôi", kẻ đó biết rằng bé đã được trang bị kiến thức đầy đủ về an toàn cơ thể. Một đứa trẻ như thế sẽ ít có nguy cơ trở thành mục tiêu của những kẻ xâm hại. Ngoài ra, điều "yêu râu xanh" sợ nhất chính là việc đứa trẻ biết dùng chính xác tên gọi của bộ phận dinh dục bởi đó là những thuật ngữ “chỉ dành cho” người lớn. Khi một em bé thực sự làm như vậy, những người lớn khác sẽ không dễ dàng để coi sự đụng chạm là "đùa vui một cách vô hại".
4. Nếu con bạn bắt đầu sử dụng nickname để chỉ bộ phận sinh dục. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ con bạn bị lạm dụng hoặc xâm hại đó. Trong khi gia đình bạn vẫn gọi bằng tên chuẩn, bạn cần hỏi xem con đã nghe thấy những cái tên đó ở đâu.
5. Sử dụng nickname để gọi bộ phận sinh dục với con bạn chỉ làm cho một tên dê xồm cảm thấy dễ dàng hơn trong việc gạt bỏ bất cứ phản đối nào về việc đụng chạm không phù hợp, với cái cớ rằng "chỉ đùa chút cho vui", từ đó dễ dàng thoát tội.
6. Sử dụng thuật ngữ giải phẫu chính xác giúp giải thích cho trẻ sự thay đổi trên cơ thể chúng khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
Chủ đề vốn được xem là nhạy cảm này có thể được thảo luận một cách nghiêm túc mà không khiến nó trở thành một trò đùa hay làm giảm mức độ quan trọng của nó. Những bộ phận cơ thể như dương vật hay âm đạo nên được coi là bình thường như tất cả những bộ phận khác mà thôi (khuỷu tay, mắt, mũi…).
7. Nếu bộ phận sinh dục của con bạn bị tổn thương hay xuất hiện dấu hiệu bệnh lý nào đó, sẽ dễ dàng hơn để con mô tả triệu chứng cho bạn hoặc bác sĩ khi biết dùng thuật ngữ chính xác.
Ví dụ, chỉ mới đây thôi, một cậu bé 7 tuổi nói với tôi và cả lớp mình rằng tôi đang dạy rằng, bé không thể chơi thể thao vì hòn dái bị đau. Chẳng có đứa trẻ nào cười khúc khích cả và tôi hoàn toàn có thể nói với bé bằng giọng quan tâm thực sự: "Không có vấn đề gì. Cô hi vọng con sẽ sớm cảm thấy khá hơn".
8. Đặt nickname cho bộ phận riêng tư trên cơ thể con bạn có thể vô tình dạy cho con rằng đó là những thứ chúng ta không nên nói về và/hoặc chúng là những "nơi vô cùng thô thiển". Việc này có thể ẩn chứa hiểm họa vì chúng dẫn trẻ tới việc tin rằng, chúng phải giữ kín bất cứ động chạm thiếu phù hợp nào vào vùng kín của mình.
Tóm lại, việc mà tất cả cha mẹ, những người chăm sóc trẻ, giáo viên, chuyên viên y tế đều muốn là trao quyền cho trẻ, giúp trang bị cho trẻ thật tốt để đối đầu với mọi tình huống! Hãy dạy trẻ tên gọi chính xác về mặt giải phẫu của cơ quan sinh dục và đó là một bước tiến gần hơn tới mục tiêu trên.