Bà bầu hay mắc bệnh tiểu đường
16/04/2013 (522 lượt xem)
Những điều các mẹ cần biết khi có lượng đường cao trong máu lúc mang thai: xét nghiệm máu, chế độ ăn uống điều trị và cách điều trị phù hợp.
Theo ước tính, có 4% thai phụ bị bệnh tiểu đường và các chuyên gia tin rằng con số này có thể cao hơn. Các chuyên gia cũng cho rằng sự phức tạp của việc bị tiểu đường khi mang thai không còn phức tạp như trước nữa. Ngày càng có nhiều các biện pháp tiên tiến trong việc chuẩn đoán và kiểm tra bệnh tiểu đường. Nhưng theo khuyến cáo, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng xấu đến thai, quan trọng là cần tìm ra cách điều trị thích hợp.
Phụ nữ có thai hay bị mắc bệnh tiểu đường. Ảnh: internet
Vấn đề về insulin
Cần làm rõ một điều: ăn thực phẩm có chứa nhiều đường ngọt không phải là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Do chức năng của tuyến tụy có vần đề. Khi mang thai, nhau sẽ tiết ra hormon để hỗ trợ thai kỳ, nhưng chúng lại chống lại insulin trong cơ thể (insulin có tác dụng kéo đường trong máu vào các tế bào). Điều đó gây ra việc tuyến tụy phải hoạt động mạnh hơn để tạo ra nhiều insulin. Nếu không đủ lượng insulin cần thiết, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường.
Không giống như tiểu đường giai đoạn 1 gây ra việc sụt cân và đi tiểu không kiểm soát, bạn sẽ không trải qua những triệu chứng đó. Và nếu bạn có để ý cũng không phát hiện ra những ảnh hưởng lên thai kỳ. Nếu không kiểm soát được, bệnh sẽ càng nguy hiểm hơn cho cả mẹ và bé. Do đường chạy qua nhau thai, thai nhi sẽ phát triển rất to, gây khó khăn cho việc sinh đẻ. Thậm chí, trẻ còn có thể bị tiểu đường và béo phì khi còn nhỏ. Trẻ sinh ra sẽ mắc chứng khó thở, bệnh vàng da hoặc hạ đường huyết. Còn người mẹ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2 lên đến 50% trong suốt thời gian còn lại.
Những nguy cơ liên quan
Nếu bạn hơn 25 tuổi, bị dư cân hoặc béo phì, điều đó có nghĩa bạn sẽ mắc phải những chứng bệnh khác như tăng cân quá nhanh. Một số nghiên cứu tìm ra rằng việc tăng cân nhiều hơn 3 kg trong thai kỳ đầu sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tiều đường. Đó là lý do vì sao các sản phụ nên đi xét nghiệm và chẩn đoán.
Bạn nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời khi có dấu hiệu. Ảnh: internet
Xét nghiệm
Thỉnh thoảng vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, bạn nên cắt giảm những thức uống ngọt và đi xét nghiệm máu. Nếu lượng đường lên cao, bạn cần thu xếp thời gian cho lần xét nghiệm 3 tiếng về tiều đường, máu sẽ được kiểm tra 4 lần. Nếu 2 trong 4 lần kiểm tra máu, lượng đường tăng cao, điều đó có nghĩa bạn có khả năng mắc bệnh này.
Điều trị
Nếu được chẩn đoán mắc bệnh thiểu đường, bác sĩ sẽ nói cho bạn biết cần ăn uống và tập luyện hợp lý như thế nào (nhiều rau quả tươi, thực phẩm nhiều chất xơ, ít thực phẩm đóng gói và ngọt). Kiểm tra máu 4-5 lần trong một ngày. Nếu lượng đường vẫn tăng cao sau một tuần ăn uống theo chế độ kiêng, bạn cần phải tiêm insulin hoặc dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu. Thậm chí, nếu bạn không mắc bệnh nhưng lượng đường trong người bạn đang vượt gần mức ngưỡng cho phép, bạn cũng nên tập luyện và có chế độ ăn kiêng thích hợp. Không ai muốn được thông báo là bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ cả. Vì thế hãy đề ra kế hoạch thực hiện để tăng cường sức khỏe cho cả bạn và bé từ bây giờ.
ST: ThuyDuong