Báo động béo phì trẻ em
02/02/2010 (409 lượt xem)
Theo các bác sĩ, tình trạng thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động. Nó là một bệnh lý mãn tính, toàn thân, có thể gây tử vong sớm vì những biến chứng trên tim mạch, hô hấp, nội tiết, xương khớp và tâm lý...
“Béo phì đô thịâ€
Chị Thu Hà, ngụ ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM thắc mắc: Con gái chị 15 tuổi, nặng 60kg, luôn có cảm giác thèm ăn, rất thích các đồ ăn nhanh, không biết liệu cháu có bị béo phì không. Còn chị Mai (quận 3) tâm sự: “Con tôi cao 1,4m nặng 50 kg, lại bị bệnh tiểu đường, liệu có do béo phì không và có thuốc nào điều trị cho cháu...â€.
Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP HCM, béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng, tích lũy mỡ quá mức có thể gây nguy hại đến sức khỏe.
Ảnh minh họa. |
Nguyên nhân gây béo phì là do khẩu phần ăn và thói quen ăn uống. bác sĩ Kiều cho biết, năng lượng đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thu và ôxy hóa để tạo thành nhiệt lượng và nếu năng lượng ăn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Chế độ ăn giàu chất béo hoặc đậm độ nhiệt lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỉ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon nên nhiều người ăn với khối lượng lớn dẫn đến quá thừa mà không biết. Không những chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Đặc biệt, đối với trẻ em lại rất thích những đồ ăn nhiều đường, ăn nhiều món xào, rán, những thức ăn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ăn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì.
Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ song song với sự giảm hoạt động thể lực, ngày nay trẻ dành nhiều thời gian vào học tập, chơi game... hơn là những hoạt động thể lực. Tỉ lệ trẻ bị bệnh béo phì tập trung ở các đô thị, nơi có đời sống kinh tế, xã hội phát triển; đặc điểm đô thị hiện đại khiến hiện trạng này gia tăng nhanh. Nhiều siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh ra đời, tần suất các gia đình cho trẻ đến cửa hàng thức ăn nhanh nhiều hơn, dần dần trẻ em có thói quen thích ăn ở nhà hàng trong khi đó khẩu phần ăn ở nhà hàng tăng gấp đôi khẩu phần ăn ở nhà, hơn nữa trẻ không có thói quen ăn rau xanh, trái cây, thích uống sữa, nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Ngoài ra, không gian đô thị ít cây xanh, thiếu sân chơi cho trẻ vận động; tại trường học thiếu nơi vận động cho học sinh nên lứa tuổi này thiếu sự tiêu hao năng lượng.
Nguy cơ tiềm ẩn
Theo các kết quả điều tra định kỳ của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, tỉ lệ thừa cân của trẻ dưới 5 tuổi ngoài cộng đồng tăng dần qua các năm: 1992-2,2%; 2002-3,6%, 2005-6,3%; 2007-12,3%. |
Một khảo sát do Bệnh viện Nhi đồng 1 trên 290 trẻ trên 2 tuổi bị bệnh béo phì đến khám và điều trị thừa cân tại Khoa Dinh dưỡng cho thấy có đến 102 trẻ mắc chứng gan nhiễm mỡ.
Theo bác sĩ Kiều, thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì cho các thành viên trong gia đình. Cần có chế độ ăn năng lượng thấp, cân đối, ít đường, đủ đạm, vitamin và nhiều rau quả; tránh tiêu thụ các thức ăn nghèo dinh dưỡng, giàu calorie (ví dụ: Các đồ uống ngọt, hầu hết các “thức ăn nhanh†và các loại bánh snack giàu calorie); giảm ăn các chất béo bão hòa cho các trẻ lớn hơn 2 tuổi; tăng chế độ ăn có nhiều chất xơ, trái cây và rau; ăn đúng giờ các bữa ăn thông thường, đặc biệt là bữa điểm tâm và tránh ăn liên tục, nhất là sau khi tan trường.
Bác sĩ Minh Kiều cũng khuyến cáo rằng, điều trị bằng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống chỉ được xem xét ở những trẻ béo phì chỉ khi chương trình chính thức thay đổi lối sống không có hiệu quả và các trẻ thừa cân nếu các bệnh kèm theo kéo dài, đặc biệt là những trẻ có tiền sử gia đình đái tháo đường type 2 hoặc có bệnh tim mạch sớm. Việc điều trị bằng thuốc chỉ được chỉ định bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong sử dụng các thuốc chống béo phì, hiểu rõ các nguy cơ tác dụng phụ.