Bế cắp nách – lợi bất cập hại
29/12/2015 (966 lượt xem)
Nhiều mẹ thường có thói quen bế cắp nách khi con còn nhỏ. Tuy nhiên, việc làm tưởng chừng như vô hại này lại gây nên những hậu quả nghiêm trọng đến dự phát triển của bé.
Thói quen bế cắp nách khi trẻ còn nhỏ có thể gây hậu quả khó lường.
1. Bế cắp nách trẻ dễ bị vòng kiềng.
Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi, Vũ Duy Hà Giao (Cục Y tế - Bộ Công an) cho biết, giai đoạn bé từ khi sinh đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất để kiến tạo xương. Đây cũng là giai đoạn xương bé chịu ảnh hưởng nhiều từ tác động bên trong và bên ngoài cơ thể.
Nhiều các ông bố bà mẹ (nhất là các khu vực nông thôn) có thói quen cắp nách trẻ đi chơi mà không để ý đến chân bé. Thói quen này nếu diễn ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xương chậu, xương đùi, cẳng chân khiến chân bé bị vòng kiềng, chân chữ X hoặc chữ O.
Trẻ có thể bị chân vòng kiềng nếu bị bế cắp nách sớm
2. Bế cắp nách ảnh hưởng đến tinh hoàn
Bên cạnh lo lắng về dị tật vòng kiềng của các bé, một điều mà bố mẹ nên biết đó là việc bế cắp nách còn ảnh hưởng tới tinh hoàn của bé trai. Cũng theo Bác sĩ Vũ Duy Hà Giao, khi bế cắp nách, bộ phận sinh dục của bé trai bị tác động bên hông của người bế. Chính vì thế, trẻ nhỏ khi được ông bà, bố mẹ bế cắp nách sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của chi dưới, khung chậu và đặc biệt sẽ làm lệch tinh hoàn của trẻ. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới khả năng sinh sản sau này của bé.
Cho bé đi chơi bằng địu hoặc xe đẩy là gợi ý hoàn hảo cho bố mẹ
Do đó, tốt hơn hết, phụ huynh nên từ bỏ thói quen bế cắp nách trẻ từ sớm. Thay vào đó, bố mẹ có thể lựa chọn các kiểu bế khác nhau hoặc sử dụng địu, xe đẩy khi cần đưa bé đi dạo, ra ngoài chơi bố mẹ nhé!