Bỏ túi cách bảo quản đồ chơi trẻ em đúng chuẩn nhất
19/09/2017 (440 lượt xem)
Việc bảo quản đồ chơi trẻ em đúng cách không những am toàn cho bé mà còn giúp các món đồ chơi có độ bền cao, mẹ có thể tiết kiệm được chi phí thay mới đồ chơi cho bé.
Đồ chơi trẻ em luôn gắn liền với bé trong suốt những năm tháng đầu đời. Bởi vậy, để bé được chơi vui, chơi khỏe, chơi an toàn, các bố mẹ cần quản quản đồ chơi cho bé đúng cách nhé. Dưới đây là một vài chia sẻ giúp các bố mẹ có thêm kinh nghiệm bảo quản đồ chơi cho con.
Luôn vệ sinh đồ chơi sau khi bé chơi
Mỗi một lần bé chơi, thường các món đồ chơi có thể dính bẩn hoặc đối với những đồ chơi vận động thì thường dình mồ hôi tay, mồ hôi chân của bé. Do vậy, mẹ cần làm sạch đồ chơi cho bé bằng các phương thức phù hợp tùy theo đặc điểm chất liệu của mỗi loại đồ chơi nhé. Chẳng hạn đối với đồ chơi gỗ, mẹ có thể lau bằng khăn mềm khô. Đối với thảm chơi cho bé mẹ có thể giặt hoặc thảm xốp thì có thể lau bằng khăn ướt sau đó lau liền lại bằng khăn khô. Đồ chơi bể phao thì cần đổ hết nước tắm của bé, sau đó tráng lại bằng nước sạch, để khô ráo và xì hơi, gấp gọn….
Đặc biệt là các loại đồ chơi nhựa lớn, có nhiều rãnh kẽ như xe tập đi, xe lắc, cầu trượt thì cần lau chùi thường xuyên, sau đó phơi trong bóng râm để khô ráo.
Đối với các món đồ chơi trẻ em bằng kim loại, mẹ không nên để ngoài trời qua đêm vì mưa, sương và gió sẽ làm đồ chơi bị hen ghỉ, giảm độ bền, bám nhiều vi khuẩn có hại có sức khỏe của bé.
Thiết kế một không gian riêng để bảo quản đồ chơi cho bé
Mỗi một loại đồ chơi mẹ nên để riêng vào một ngăn hoặc một hộp chứ không nên để lẫn tất cả các loại đồ chơi vào một cái giỏ chung. Bởi cất riêng rẽ sẽ giúp bảo quản được đồ chơi lâu hơn, bền đẹp hơn và khi bé muốn lấy ra chơi cũng dễ dàng hơn. Mẹ có thể sắm cho bé một chiếc tủ nhiều ngăn hoặc một chiếc kệ hoặc một vài cái hộp để đồ chơi riêng biệt
Thường xuyên kiểm tra đồ chơi
Công đoạn này cũng rất quan trọng khi mẹ muốn bảo quản đồ chơi cho con đúng cách. Công đoạn này sẽ giúp mẹ theo dõi tình trạng của các món đồ chơi của con, xem có bị hỏng hóc, phai màu hay có bất cứ hư hỏng nào không. Nhờ đó mà sẽ có giải pháp sửa chữa hoặc thay thế hợp lý để quá trình vui chơi của bé được an toàn và không bị gián đoạn.Đặc biệt, đối với trẻ lứa tuổi nhỏ, những món đồ chơi lâu ngày bị phai màu cực kỳ nguy hiểm khi trẻ lỡ cầm nắm và cho vào miệng ngậm.
Trên đây là một số kinh nghiệm quý báu giúp các bố mẹ bảo quản đồ chơi đúng chuẩn cho bé. Chúc các bé luôn có những giờ phút vui chơi thật thú vị và bổ ích.