Các cách trị hăm cho bé mẹ nên biết
18/01/2018 (374 lượt xem)
Hăm tã là một chứng bệnh gây cho bé nhiều khó chịu, đảo lộn sinh hoạt của bé, bé có thể quấy khóc cả ngày lẫn đêm, mất ăn, mất ngủ. Do vậy, mẹ cần bình tĩnh để áp dụng các cách trị hăm dưới đây cho bé nhé
Hăm tã là chứng bệnh phổ biến ở trẻ sở sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là những trẻ thường xuyên đóng tã bỉm mà các bà mẹ không vệ sinh chăm sóc đúng cách
Khi phát triển bé bị hăm tã, có các biểu hiện mẩn đỏ,ngứa, phồng rộp ở da, mẹ cần bình tĩnh xử lý,sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để da của bé hồi phục lại được độ mịn màng ban đầu
Dưới đây là cách cách trị hăm cho bé mẹ có thể tham khảo và thực hiện nhé
Đầu tiên, mẹ cần ngừng việc đóng tã, bỉm cho bé để các vùng da bị hăm được thoáng khí, không bị cọ xát gây đau đớn cho bé. Sau đó, dùng nước ấm vệ sinh cho bé ở các vùng da bị hăm, lau khô lại bằng khăm bông mềm
Nếu các vết hăm của bé không quá nghiêm trọng, mẹ hãy áp dụng một số cách điều trị hăm tại nhà như sau
Lấy lá khế sạch, rửa, giã nát với chút muối tính, cho thêm nước sôi để nguội vào rồi chắt lấy nước. Sau đó, mẹ dùng khăn sữa mềm thấm, vắt vừa và thấm vào vùng hăm cho bé
Hoặc dùng lá trà xanh trị hăm cũng rất hiệu quả. Mẹ có thể nấu như nấu nước chè tươi, sau đó thấm lau vùng da bị hăm cho bé. Trong chè tươi có tinh chất hút ẩm, giúp da bé khô thoáng, phục hồi da tổn thương nhanh hơn
Dùng kem chống hăm an toàn cho bé: Mẹ nên chọn sản phẩm kem chống hăm uy tín, an toàn cho bé, được các chuyên gia da liễu khuyên dùng, bôi một lớp mỏng lên vùng da bị hăm cho bé để tạo lớp màng bảo vệ và làm dịu các vết hăm.Mẹ cần chú ý không nên dùng chung kem chống hăm giữa các bé với nhau, vì có thể gây lây lan các vết hăm
Cần ngừng cho bé ăn một số loại thức ăn có tính axit cao, dễ làm thay đổi thành phần phân của bé như cà chua, việt quất, cam…Đồng thời, nếu phát hiện bé bị hăm do dị ứng tã bỉm, mẹ cần thay đổi loại tã bỉm, hoặc chất giặt xả đang dùng.
Trong suốt quá trình điều trị hăm cho con, mẹ cần cho bé mặc quần áo trẻ sơ sinh có kích cỡ rộng rãi, chất liệu thoáng mát để tránh cọ xát khiến bé đau và vết hăm nặng thêm.
Nếu các vết hăm của bé không được cải thiện sau khi dùng các cách trên, hoặc khỏi rồi lại bị lại, tình trạng nặng hơn, xuất hiện các dấu hiệu bội nhiễm như trẻ bị nóng sốt, vùng da hăm mưng mủ, phồng rộp…mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ da liễu kê đơn thuốc trị hăm đặc trị nhé.
Hi vọng với những chia sẻ nêu trên, các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé một cách hiệu quả.