Cách chăm sóc con của người Pháp
17/04/2012 (740 lượt xem)
Pháp luôn là một trong số những nước dẫn đầu Châu Âu về tỷ lệ sinh con hàng năm nhưng lại bị liệt vào danh sách các nước chậm chạp trong việc nuôi con bằng sữa mẹ (chỉ khoảng 56% trẻ sơ sinh sau khi xuất viện được bú mẹ hoàn toàn).
Có thể nói, đây là một vấn đề rất nhạy cảm, giữa chính các mẹ Pháp với nhau. Những mẹ thuộc phe “sữa ngoài” không thích bị phê phán, so sánh, hay áp đặt. Họ cho rằng, trẻ bú mẹ thường khó rời mẹ, bị phụ thuộc, các bữa ăn không theo giờ giấc cố định. Hoặc là, cho con bú dễ bị stress và điều này không có lợi cho cả mẹ lẫn con.
Không ít người có quan điểm giống Myriam: “Tại sao cứ phải sữa mẹ mới là tốt nhất? Pháp đâu phải là nước lạc hậu. Sữa bột của chúng tôi được sản xuất từ nước sạch và chứa đủ các loại vitamin cần thiết…”.
Còn Karine, cô bỏ cuộc vì thấy bất tiện. Cô không thích cho con bú ở nơi công cộng: “Đừng nói những người mẹ tồi chỉ vì chúng tôi nuôi con bằng sữa ngoài. Quyền tự do chọn lựa của mỗi người cần được tôn trọng”.
Lý do “sợ hỏng vòng một” như Pamela Druckerman đề cập trong cuốn sách thì sao? Cách đây vài năm, chúng tôi đã đặt câu hỏi cho Myriam nhưng cô phủ nhận: “Chả phải… Đằng nào thì sau khi sinh ngực chả xấu đi. Vì cũng giống bụng, ngực giảm độ lớn và kèm theo đấy là các vết rạn nứt”.
Và, tôi thấy Jung-Yeon dùng từ rất khách quan khi nói về các mẹ Pháp. Chúng tôi nghĩ rằng tỷ lệ phụ nữ Pháp cho con bú thấp bởi đấy không phải là thói quen của người Pháp.
Hay nói cách khác, đó là sự không giống nhau về văn hóa. Nếu như tôi chỉ nhìn thấy điều này như một “nhược điểm” của các mẹ Pháp, thì ngược lại, họ có rất nhiều ưu điểm.
Rất hiếm khi trẻ con Pháp dám mè nheo, đòi mua đồ chơi một cách bột phát. Vì đơn giản, chúng được 'huấn luyện' ngay từ nhỏ.
Khi họ nói “non” (không) là trẻ con nghe lời răm rắp. Rất hiếm khi trẻ con Pháp dám đòi mua đồ chơi một cách bột phát. Chúng được dạy ngay từ đầu là một năm chỉ có hai dịp được nhận quà là: sinh nhật và noel.
Buổi sáng hôm ấy, khi tôi vẫn còn thong thả dắt tay con đến lớp thì Myriam đã ra khỏi trường mẫu giáo.
Nhìn thấy tôi, cô cười tươi, chỉ vào tờ báo 20 minutes (nhật báo được phát miễn phí) trên tay: “Chốc qua métro, nhớ cầm một bản về đọc nhé. Các nàng cứ kêu tôi nghiêm khắc và bảo thủ đi… Thôi, a-lô sau nhé!”.
Nói rồi cô cuống quýt chạy ra bến xe buýt để đi làm. “Các nàng” mà Myriam nhắc đến là tôi và nhóm bạn người nước ngoài ở quanh đây.
Lát sau, tôi gặp Jung-Yeon, cô bạn người Hàn Quốc. Chúng tôi khởi đầu ngày mới không vội vàng như Myriam. Capuccino nóng, croissant và 20 minutes trong một quán cà phê nhỏ.
Thì ra, số báo hôm nay có bài “Mẹ Pháp tuyệt vời nhất thế giới”, để nói về cuốn sách “Bringing up bébé – One American mother discovers the wisdom of French parenting” của Pamela Druckerman, một mẹ Mỹ sống ở Paris.
Jung-Yeon nhún vai rồi nói: “Cũng đúng thôi! Ngoài những gì khác với chúng ta thì đúng là thế”.
Ngay từ lúc trẻ lọt lòng, các mẹ Pháp cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp con.
Rất kiên định nhưng luôn linh hoạt
Ngay từ lúc trẻ lọt lòng, các mẹ Pháp cho con nằm riêng và rất hạn chế việc bế ẵm, ôm ấp con. Cũng như Myriam, khi con gái vừa bước sang tháng tuổi thứ ba, cô đã tuyên bố việc bắt đầu tập giấc ngủ đêm dài cho con. Trẻ con Pháp ngủ trọn giấc đêm (6 – 10 tiếng) vào độ tuổi 4 – 5 tháng.
Người Pháp rất coi trọng giờ giấc sinh hoạt chung của gia đình. Đặc biệt là đối với những nhà cả hai vợ chồng đều đi làm thì giấc ngủ đêm yên tĩnh càng phải được đảm bảo. Karine từng kể rằng, cậu con trai của cô lần đầu tiên khóc rất lâu khi được tách riêng khỏi bố mẹ, nhưng cô cương quyết không bế. Và rồi, đứa trẻ cũng tự ngủ thiếp đi.
Theo cô, chỉ một vài ngày đầu vất vả nhưng sau đó, mọi thứ sẽ đi vào nề nếp rất nhanh. Trẻ nhỏ nhanh chóng hiểu rằng không phải cứ khóc là được áp dụng. Các mẹ Pháp thường cho rằng, họ có thể phân biệt giữa khóc “bệnh tật” và khóc “làm nũng hay vòi vĩnh”.
Cứ như vậy, trẻ con Pháp từ nhỏ đã được đưa vào nề nếp, giờ giấc quy củ. Chả thế mà tôi thấy các mẹ Pháp nuôi con nhẹ tênh. Họ có thời gian chăm chút cho bản thân và vẫn duy trì được các thói quen đi xem phim, đi tập thể thao, và gặp gỡ bạn bè…
Đặc biệt là trong việc chăm sóc con hàng ngày, mẹ Pháp khá nhàn. Họ không hề vất vả với việc cho con ăn. Đến bữa, trẻ con ngồi vào ghế, cùng bàn với người lớn. Chúng cũng khá dễ ăn và ăn uống rất cân bằng.
Trẻ con Pháp còn được người lớn rèn cho cách sống độc lập và tự chơi. Khi chơi xong, chúng biết tự cất dọn đồ chơi. Tôi thán phục các mẹ Pháp ở chỗ họ biết thể hiện cái uy của mình. Khi họ nói “non” (không) là trẻ con nghe lời răm rắp. Rất hiếm khi trẻ con Pháp dám đòi mua đồ chơi một cách bột phát. Chúng được dạy ngay từ đầu là một năm chỉ có hai dịp được nhận quà là: sinh nhật và Noel.
Có lần, tôi bảo Myriam nghiêm khắc quá thì cô bạn nói: “Ôi cũng giống như quả dừa thôi mà. Vỏ ngoài thì cứng, nhưng cùi dừa thì mềm”. Theo cô, phải cứng thì một đứa trẻ mới ngoan.
Người Pháp không muốn nghe thấy ai đó chê trách con mình hư. Trẻ con Pháp nói chung rất lịch sự và lễ phép. Chúng có thói quen dùng các từ “xin chào”, “xin lỗi”, “cảm ơn” từ khi bắt đầu biết nói.
Mẹ Pháp tuy vậy lại rất linh hoạt và không độc đoán. Họ thích để con cái phát triển tự nhiên. Họ không nặng nề về chuyện điểm số hay xếp hạng của con cái. Họ cũng không định hướng cho con theo những cái mình thích mà chỉ quan sát rồi giúp trẻ tiến bộ hơn trong lĩnh vực của chúng
.
Nếu như mẹ Pháp vẫn dạy con về những giới hạn mà chúng được phép thì bản thân họ cũng tôn trọng “thế giới riêng của con”. Đặc biệt, họ dành rất nhiều thời gian để nói chuyện hay thảo luận cùng với con cái.
Việc đầu tư cho đời sống tinh thần của trẻ con, phải nói là mẹ Pháp làm cực kỳ tốt. Họ rất khuyến khích con đọc sách đi, đi viện bảo tàng, làm các công việc sáng tạo như thủ công, vẽ…
Có thể nói, mẹ Pháp rất khôn khéo và thông minh trong việc rèn giũa con cái. Đây quả là những năm tháng trải nghiệm thú vị của tôi hay Jung-Yeon. Bởi lẽ, chúng tôi được chọn lọc và kết hợp các kỹ năng nuôi dạy con tốt nhất của hai nền văn hóa.