Cách giúp trẻ khỏi sự sợ hãi
14/06/2013 (497 lượt xem)
Trẻ em không hoàn toàn mù mờ về thế giới xung quanh như người lớn vẫn thường nghĩ. Các bé có nghe tin tức. Các bé có thể nghe người lớn nói chuyện. Nhưng các bé chưa thể phân biệt được đâu là mối đe dọa thực sự cho bản thân. Bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ và những người khác để đối phó với nỗi sợ hãi của mình. Sau đây là một số cách để bạn nhận ra khi nào khi con ở tâm trạng không tốt và một số gợi ý để chuyện trò với con
.Làm thế nào để nhận ra con đang lo lắng?
Sau đây là một là một số dấu hiệu cho thấy con đang sợ hãi:
Không còn hứng thú với những hoạt động mà bình thường con có quan tâm
Thay đổi thói quen ngủ hoặc ăn uống
Rơm rớm nước mắt
Quay lại một số thói quen cũ khi con nhỏ hơn, như đái dầm, mút tay hoặc không chịu chia sẻ với bạn bè
Không muốn rời khỏi bố mẹ
Bạn có thể làm gì để giúp con?
Hãy tạo ra một môi trường mà con cảm thấy an toàn và có thể thoải mái đặt câu hỏi. Lắng nghe con một cách cẩn thận, trấn an con và hãy giải thích cho con hiểu nếu con có những quan niệm sai lầm. Hãy nói rõ cho con biết rằng con không có gì phải lo sợ cả và nên duy trì những hoạt động hàng ngày ở mức bình thường nhất có thể. Chú ý xem con xem tivi bao nhiêu giờ mỗi ngày. Bạn có thể tắt tivi và đề nghị con ngừng xem nếu cần thiết, hoặc ít nhất là hãy xem cùng con và trao đổi với con những gì bạn xem được.
Bạn còn có thể làm gì khác?
Mỗi khi bạn đang lo lắng, đừng để con cảm nhận được điều đó. Hãy nhớ rằng trẻ em thường vô thức nhận thấy tín hiệu từ cách hành xử của những người lớn xung quanh. Ngay cả khi bạn cố gắng để bảo vệ con khỏi nỗi sợ hãi của bản thân, bé vẫn có thể cảm giác được sự sợ hãi từ bạn hoặc người khác.
Thông thường, bé sẽ nghĩ khi người lớn không thoải mái, bé sẽ không nên đặt câu hỏi hoặc nói về những vướng mắc của mình. Thậm chí bé còn có thể băn khoăn rằng có phải bé đã làm điều gì sai không. Hãy cho con thật nhiều cơ hội để đặt câu hỏi và bộc lộ cảm xúc. Đôi khi bạn có thể nói về cách hành xử của những đứa trẻ khác để bắt đầu cuộc nói chuyện với con.
Cần chia sẻ thông tin cho con ở mức độ nào?
Việc bạn nên cho con biết nhiều đến đâu tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả độ tuổi, những kinh nghiệm trong quá khứ và mức độ phát triển của bé. Hãy bắt đầu bằng những thông tin cơ bản, và đặt ra cho bé những câu hỏi để kiểm tra xem bé đã nhận thức được đến mức độ nào. Việc đào quá sâu vào chi tiết không thật sự cần thiết.
Khi bạn cần thêm sự giúp đỡ?
Nếu bạn không thể chuyện trò với con về những nỗi sợ hãi, lo lắng của bé, hoặc bạn đã cố gắng nhưng không thể giúp bé trở nên năng động hơn, hãy trao đổi với giáo viên hoặc bác sỹ của gia đình bạn