Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chi tiết và những sai lầm mẹ thường mắc phải
18/10/2018 (8582 lượt xem)
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh tưởng chừng rất dễ, nhanh chóng và đã quá quen thuộc với các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên thực tế thì làm sao để pha sữa đúng chuẩn, đảm bảo bé không bị tiêu chảy hay táo bón, đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu phát triển toàn diện mới là vấn đề nan giải. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bố mẹ quy trình đúng và đủ khi pha sữa cho bé, bởi chỉ cần lơ là, sai sót chút thôi, bố mẹ đã vô tình tác động xấu đến nguồn dinh dưỡng của con đấy!
Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Lượng sữa pha cho trẻ sơ sinh mỗi lần là bao nhiêu?
- 1 ngày tuổi: 5-7ml/cữ, 4- 5 lần/ngày
- 3 ngày tuổi: 20-27ml/cữ, 4- 5 lần/ngày
- 1 tuần tuổi: 45-60ml/cữ, 5-6 lần/ngày
- 1 tháng tuổi: 90-110ml/cữ, 7 lần/ngày
- 2 tháng tuổi: 110-130ml/cữ, 6 lần/ngày
- 3 tháng tuổi: 130ml/cữ, 6 lần/ngày
- 4 tháng tuổi: 150ml/cữ, 6 lần/ngày
- 5 – 6 tháng tuổi: 180ml/cữ, 4 lần/ngày
- 7-9 tháng tuổi: 180-200ml/cữ, 4 lần/ngày
- 10-12 tháng tuổi: 180-220ml/cữ, 3-4 lần/ngày
Cách pha sữa cho trẻ sơ sinh chi tiết nhất
- Đầu tiên, bạn hãy kiểm tra hạn sử dụng của sữa, sau đó rửa tay thật sạch bằng xà phòng và xả lại với nước sạch, lau khô tay rồi mới bắt đầu pha sữa.
- Trước khi tiến hành pha sữa cho trẻ uống, các vật dụng cần thiết như: bình sữa, vú giả, nắp đậy bình sữa...cần phải được tiệt trùng bằng cách: rửa sạch bằng xà phòng và đun sôi trong 5 phút rồi lấy ra lau khô hoặc nếu có điều kiện hơn bạn có thể mua máy tiệt trùng bình sữa. Vì bình sữa hoặc núm vú giả không được vệ sinh sạch sẽ có thể gây ra nhiều bệnh cho dạ dày, nước bọt còn lại trên núm vú giả hay sữa thừa đọng lại là cũng môi trường lý tưởng để vi khuẩn sản sinh. Quy trình về cách pha sữa cho trẻ sơ sinh được thực hiện theo đúng trình tự nhé.
- Trong 6 tháng đầu, dụng cụ pha sữa cho bé cần phải được rửa sạch sau đó đun sôi thường xuyên. Từ những tháng sau, bạn chỉ cần tiệt trùng các dụng cụ cho bé bú vài ngày một lần.
- Dùng nước đã đun sôi để pha sữa cho bé, để nguội còn khoảng 37 độ C cho vào bình bú.
- Đọc hướng dẫn về liều lượng pha in trên bao bì hộp sữa để biết chính xác lượng nước và muỗng bột cần pha. Với cách pha sữa cho trẻ sơ sinh không được hướng dẫn cụ thể, bạn hãy tự rèn luyện kĩ năng này hoặc truyền lại cho người khác khi không có nhà. Đong sữa bằng muống múc có trong hộp, dùng sống dao đã tiệt trùng gạt sữa bằng với miệng muỗng.
- Cho lượng sữa đã đong vào bình, quấy đều trong 10 giây hoặc lắc bình đến khi sữa tan hết, tránh không để sữa bị vón cục.
- Trước khi cho bé bú phải đảm bảo nhiệt độ sữa không quá nóng bằng cách cho 1 ít sữa lên mu bàn tay hoặc má trong của cổ tay để kiểm tra. Nếu cần giảm nhiệt độ có thể làm mát bình sữa dưới vòi nước lạnh.
Sai lầm trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh
- Không hâm nóng sữa bằng lò vi sóng, vì nhiệt quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa.
- Không thay đổi công thức pha sữa đã được in trên bao bì sản phẩm để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cho bé, quá nhiều protein và khoáng chất sẽ khiến hệ tiêu hóa và thận của bé bị quá tải. Ngược lại sữa quá loãng, dư nước khiến bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Sai sót trong cách pha sữa cho trẻ sơ sinh thường gặp ở các bà mẹ trẻ, điều này sẽ giúp các mẹ cải thiện kĩ năng của mình mỗi ngày.
- Không dùng nước khoáng thay thế cho nước lọc đã đun sôi để để pha sữa cho em bé vì trẻ sơ sinh không thể hấp thụ được hàm lượng khoáng chất cao ấy, có thể gây hại cho bé. Một số loại nước khoáng còn chứa 1 lượng lớn muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vậy nên, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến là nguyên nhân khiến bé bị ngộ độc, hại thận.
- Không nên cho bé bú quá lâu vì một bình sữa ấm luôn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, bao gồm cả vi khuẩn từ nước bọt của bé cũng có thể sản sinh ngay trong bình sữa khi các mẹ để bé ngậm quá lâu. Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu sau 2 giờ đồng hồ bé không chịu bú thì bình sữa ấy cần phải bỏ đi để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho bé. Trường hợp mẹ phải mang bình sữa đã pha sẵn theo khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng đến.
- Đừng bao giờ để bé tự cầm bình sữa bú mà không có sự quan sát của người lớn, vì nguy cơ nôn trớ, sặc sữa và nghẹt thở là rất cao.
- Khi hâm nóng sữa, các mẹ phải chú ý hâm trong vòng 10 phút. Để quá 10 phút có thể sẽ khiến vi khuẩn sản sinh trong sữa, làm bé bị tiêu chảy.