Cách phân biệt bột ăn dặm vị ngọt và bột ăn dặm vị mặn cho bé

OanhLT , 17/11/2017 (2401 lượt xem)

Với bột ăn dặm vị ngọt và vị mặn đều có một điểm chung là giống nhau ở thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên 2 loại này lại khác nhau ở nguồn gốc làm nên thành phần đạm trong bột và vị thôi các mẹ nhé.

Cách phân biệt bột ăn dặm vị ngọt và bột ăn dặm vị mặn cho bé

Từ 4-6 tháng tuổi là thời điểm cho bé bắt đầu ăn dặm đấy các mẹ ạ. Vì vậy khi chọn bột ăn dặm cho bé yêu thời điểm này luôn là điều phân vân của không ít các bà mẹ. Lựa chọn bột mặn hay ngọt? và cách phân biệt như thế nào? hãy cùng tìm hiểu nhé:

2 loại thức ăn dặm cho bé này đều giống nhau ở thành phần dinh dưỡng, tuy nhiên ở nguồn gốc cung cấp là thành phần đạm ở vị mặn và vị ngọt là khác nhau:

Sự khác nhau Bột  ăn dặm vị ngọt Bột ăn dặm vị mặn
Nguồn gốc thành phần đạm trong bột ăn dặm

Thành phần chính là chất đạm có trong bột được cung cấp từ sữa

Thành phần chính là chất đạm có trong bột được lấy từ những loại thực phẩm thịt, cá…
Mùi vị Hầu hết các loại bột đều có vị ngọt từ sữa, gần giống như sữa mẹ bé dễ tiếp nhận hơn lúc bắt đầu ăn dặm, nhưng nếu ăn nhiều bé sẽ cảm thấy ngán hơn Đa dạng mùi vị, bé sẽ thích thú
Cách kết hợp

Để tạo nên nhóm dinh dưỡng tổng hợp cung cấp cho bé yêu thì sữa trong bột ăn dặm vị ngọt sẽ kết hợp cùng với các loại thành phần khác như: rau củ quả, trái cây và gạo...

Để tạo nên nhóm dinh dưỡng tổng hợp thì bột vị mặn được kết hợp với những loại thành phần tươi sống như thịt, cá… 

Với 2 loại vị bột ăn dặm khác nhau này, thì khi nấu đồ ăn dặm cho con các mẹ cũng phải nấu khác nhau nhé:

Với bột ăn dặm vị ngọt: Với bé mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên khởi động cho bé bằng vị ngọt này. Dòng sản phẩm này được làm từ nguyên liệu trái cây hoặc rau của kết hợp cùng bột gạo giúp bé dễ dàng làm quen với thức ăn. Bí quyết của loại bột này là: Rau củ đều phải hầm nhừ sau đó xay nhuyễn. Bột gạo cần phải mịn, không lợn cợn.

Nấu cháo với rau củ quả giúp kích thích vị giác ở trẻ hoạt động tốt hơn.

Nguyên tắc khi nấu bột cho bé:

Rau củ quả phải được nấu riêng, sau đó mẹ đem xay nhuyễn hoặc nghiền nát trước khi trộn chung với bột gạo mẹ nhé.

Nếu nấu bột gạo nguyên hạn mẹ nên nấu thành cháo, sau đem xay nhuyễn hoặc dùng bộ chế biến ăn dặm cho bé cà nhuyễn.

Còn với nguyên liệu là bột ngọt, nên nên quấy bột từ lúc nước còn lạnh. Hãy lưu ý để lửa nhỏ đến khi bột sôi, chín mới đem rau củ, trái cây đã xay trộn thêm. 

Mẹ lưu ý kỹ, khi con mới đầu ăn dặm, không được nêm thêm bất kỳ gia vị nào, để giúp con làm quen với hương vị tự nhiên của các loại, trái cây, rau cũ. Nếu mẹ nêm gia vị sẽ ảnh hưởng đến thận của con đấy.

- Với bột ăn dặm vị mặn: Nếu con đã quen dần với việc ăn dặm, mẹ nên cho con ăn thêm bột mặn nhiều vị khác nhau để cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho con nhé. Nhưng tùy theo độ tuổi của con mà mỗi bữa ăn mẹ có thể thêm từ 10 đến 20gr thịt, tôm, cá trứng vào bột ăn dặm của con. Với loại vị mặn này sẽ thích hợp với bé từ 7 tháng tuổi trở lên đấy ạ.

Nguyên tắc nấu bột vị mặn

Tất cả các nguyên liệu từ thịt, cá, tôm... cần phải xay nhuyễn và nấu chín mềm cho bé

Bột ăn dặm cho bé nên nấu sệt, không quá loãng, mịn. Khi bé đã làm quen 1 thời gian với bột mịn mẹ bắt đầu tăng độ lợn cợn trong bột cho bé ăn

Các loại rau, củ bổ sung nên chuyển từ xay nhuyễn, nghiền sang mài nhỏ.

Chúc các mẹ thành công!

Bình luận đánh giá: Cách phân biệt bột ăn dặm vị ngọt và bột ăn dặm vị mặn cho bé
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà