Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

Phương Lê , 15/09/2017 (9205 lượt xem)

Thời tiết giao mùa, trẻ sơ sinh thường hay bị ngạt mũi, khó thở. Mẹ hãy trang bị cho mình các kiến thức, dụng cụ cần thiết để xử trí khi bé bị ngạt mũi, gây ảnh hưởng tới quá trình hô hấp của con yêu.

Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngạt mũi

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, đặc biệt các lý do liên quan đến bệnh đường hô hấp. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý khi bé có các triệu chứng ngạt mũi. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này ở trẻ sơ sinh.

- Ngạt mũi sơ sinh: Khi bé ở trong bụng mẹ, một số chất nhầy trong bọc ối có thể chui vào mũi khiến bé bị ngạt thở. Trong trường hợp này một, hai ngày sau sinh bé sẽ thở bình thường.

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé ngạt mũi. Ảnh minh họa.

- Cảm lạnh: Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ngạt mũi là cảm lạnh. Trong trường hợp này bé sẽ thở khò khè đi kèm với đau họng, hắt hơi hoặc sốt nhẹ.

- Không khí khô: Lớp niêm mạc ở mũi có tác dụng lọc sạch, làm ẩm không khí. Các bé mới sinh sẽ mất nhiều độ ẩm khi thở ra hơn so với người lớn. Bởi vậy trong điều kiện không khí khô, lạnh, mũi của con sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn để làm ẩm không khí hít vào. Trong trường hợp này mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé làm sạch mũi.

- Dị ứng: Một số bé có cơ địa đặc biệt, vì vậy khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn... sẽ gây ra tình trạng khò khè, khó thở. Đặc biệt trong các trường hợp nặng, dị ứng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của con nếu không được xử lý kịp thời.

2. Cách điều trị ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Sau đây là những cách an toàn và hiệu quả giúp điều trị ngạt mũi cho bé.

- Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn cao, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và làm sạch mũi bé. Mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý cho bé từ 3 đến 5 lần một ngày.

Hút mũi giúp trẻ sơ sinh bị ngạt mũi dễ thở hơn. Ảnh minh họa.

- Dụng cụ hút mũi: Mẹ có thể loại bỏ chất nhầy trong mũi bé bằng dụng cụ hút mũi. Đầu tiên mẹ đặt bé nằm nghiên trên giường. Dùng gối kê cao đầu sẽ giúp việc hút mũi dễ dàng hơn. Tiếp theo mẹ nhỏ khoảng 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi cho con. Tiếp đó mẹ đặt một đầu ống hút mũi vào mũi trẻ và nhẹ nhàng hút các chất nhầy ra. Sau khi hút mũi xong mẹ dùng khăn mềm lau sạch mũi cho bé.

3. Cách phòng chống ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

- Tăng cường sức khỏe cho bé: Mẹ nên cho bé ngủ đúng giờ giấc, bú mẹ đủ cữ để tăng cường sức đề kháng và miễn dịch của con.

- Giữ môi trường sạch sẽ, trong lành: Phòng ngủ của bé cần thông thoáng và luôn được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt khi trong gia đình có người bị cảm cúm, nhiễm vi khuẩn thì cần phải được cách ly khỏi bé.

- Cho bé mặc quần áo phù hợp: Khi đi ngủ mẹ cần giữ ấm cho bé bằng cách cho bé mặc đồ ngủ liền hoặc đeo khăn vào cổ để vùng cổ không bị lạnh. Nếu trong phòng có dùng điều hòa hoặc quạt thì không được quay trực tiếp về phía bé.

(Theo eva)

Bình luận đánh giá: Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà