Chứng phù thũng ở bà bầu
12/07/2013 (484 lượt xem)
Chứng phù thũng khiến các bà bầu cảm thấy khó chịu và gây rối loạn cơ chế tích tụ và đào thải muối nước ở mẹ bầu.
Nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể. Nó liên tục được tái sinh và đào thải khỏi cơ thể qua thận. Nếu như chất lỏng ngừng tuần hoàn như cần thiết thì những gì bị giữ lại bên trong cơ thể được các bác sĩ gọi là chứng phù thũng.
Những bà mẹ tương lai cảm nhận nhiều hơn việc thừa nước trong cơ thể. Việc này diễn ra do nhiều nguyên nhân.Thứ nhất, khối lượng máu lưu thông trong thời gian mang thai tăng gấp 2 lần, còn những mạch máu nhỏ (mao quản) bắt đầu cho chất lỏng thấm qua thành. Cộng thêm phụ nữ mang thai hay bị rối loạn trao đổi muối - nước, muối natri tích tụ lại trong cơ thể, gây cản trở cho việc nước đào thải ra ngoài.
Hơn nữa, lượng hóc môn progesterone tăng cũng giữ nước lại. Chắc bạn đã quen với cảm giác này vì nó thường diễn ra trước kỳ kinh nguyệt: Không hiểu từ đâu mà dư tới mấy cân, mặt và tay cũng hơi phù lên nữa.
Bầu càng lớn bạn càng có cơ hội biết được thế nào là phù thũng. Một mặt, sự cân bằng nước trong cơ thể thay đổi, mặt khác – trọng lượng của thai nhi tăng nhanh. Bé càng lớn, càng to lên, nặng hơn và càng ngày càng đè lên những cơ xung quanh bé, trong đó có mạch máu tiểu khung xương chậu của mẹ. Chuyển động máu chậm lại, trong khi đó áp lực máu ở chân lại tăng, xuất hiện phù và cảm giác nặng nhọc.
Phù thũng – có nghiêm trọng không ?
Các chuyên gia sản khoa phương tây quan niệm hiện tượng này là bình thường, đặc biệt nếu người mẹ không bị chứng nhiễm độc thai nghén giai đoạn sau.
Có hai dạng phù: Ngấm ngầm và rõ rệt
Phù ngấm ngầm thì cân nặng sẽ “cảnh báo” cho thai phụ (tăng cân hơn 300g trong một tuần), phù rõ rệt thì tự nhìn cũng dễ dàng nhận thấy. Lúc đầu bà mẹ tương lai nhận thấy có vấn đề ở chân ( về chiều chúng phồng lên), sau đó tay phù lên, rồi bụng và mặt nữa ( sau khi bác sĩ nghe nhịp đập tim thai nhi trên bụng người mẹ còn lại dấu của ống nghe). Nhưng bà mẹ tương lai vẫn cảm thấy khỏe, huyết áp và phân tích nước tiểu vẫn không quá chuẩn cho phép. Cho dù có vẻ bình an như vậy nhưng đã tới lúc phải lưu tâm đặc biệt.
Chú ý, thật chú ý !
Hãy theo dõi cân nặng của mình : Hàng ngày kiểm tra cân vào đúng một giờ nhất định.
Lượng nước uống vào cần ít hơn lượng nước đào thải ra.
Hãy có những ngày ăn kiêng
Nếu những phương pháp này có tác dụng, hãy cố gắng ăn uống kiêng khem tới cuối thời kỳ mang thai: Đừng ăn đồ nhiều muối, đồ cay, chua ngọt, đừng ăn súp béo ngậy, nên ăn thịt luộc hoặc cá, rau củ, trái cây, các thực phẩm sữa, uống không nhiều hơn 1.5 lít nước mỗi ngày. Còn nếu như vấn đề vẫn còn tồn tại thì bác sỹ sẽ khuyên tới bệnh viện chữa trị.
Tự giúp mình như thế nào ?
Thậm chí bạn nhận thấy phù một chút cũng nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra xem thận làm việc như thế nào.
Đừng quên đặt chân lên ghế đẩu khi ngồi nghỉ, đặt chân lên gối khi ngủ.
Hãy ăn đồ nhạt bỏ qua những thực phẩm cay, mặm và béo.
Đừng ngồi lâu không chuyển động bên bàn máy vi tính, trong xe hơi, trên máy bay.
Tất cả những nhắc nhở này đặc biệt cấp thiết với những người đã bắt đầu bước vào giai đoạn mang thai thứ II.
Hãy gọi cấp cứu
Sau tuần thứ 20 bạn hãy gọi cấp cứu nếu như :
Huyết áp tăng
Đau đầu dữ dội
Xuất hiện những cảm giác thị giác kỳ lạ. Ruồi mắt hoặc những điểm rõ rệt.
Mệt mỏi, ù tai, đau bụng, buồn nôn, nôn.
Hiện tượng phù xuất hiện vào cuối ngày có thể do ứ đọng bạch huyết và không đòi hỏi chữa trị. Lo lắng thực sự khi chúng xuất hiện vào buối sáng trước khi bạn rời khỏi giường.
Theo Kiến thức gia đình