Có nên vừa mang thai vừa cho con bú?

, 23/03/2015 (838 lượt xem)

Nhiều bà mẹ sau khi sinh con được mấy tháng, con đang phải bú mẹ lại tiếp tục mang thai lo lắng, thắc mắc có nên tiếp tục cho con bú hay không ?

Có nên vừa mang thai vừa cho con bú?

Các quan niệm truyền thống cho rằng nếu tiếp tục cho con bú sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, người mẹ hoàn toàn có thể cho bé bú khi mang bầu, thậm chí cả thời gian sau đó (khi đã sinh bé thứ hai) vì tuyến sữa vẫn hoạt động tốt.

Theo PGS – TS Vương Tiến Hòa (PGS.TS.BSCKII Chuyên gia Sản phụ khoa. Chuyên viên cao cấp bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, trước kia dinh dưỡng kém, người mẹ nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng mà vừa cho con bú, vừa nuôi dưỡng thai trong bụng thì đứa lớn cũng còi cọc mà thai nhi cũng phát triển không tốt. Còn hiện nay, nếu như ăn uống đẩy đủ chất dinh dưỡng thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Việc cho con bú có thể kéo dài đến sát ngày sinh hoặc khi thai nhi được 7,8 tháng.

Theo Tiến sĩ Vương Tiến Hòa, trong những tháng đầu, bà bầu cần ăn nhiều thịt, chất đạm nhưng cũng cần lượng mỡ, đường, chất khoáng, vitamin. Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung axitfolic, canxi để cung cấp cho thai nhi đang phát triển.

Như vậy, nếu bé lớn chưa đầy 1 tuổi và chế độ dinh dưỡng phụ thuộc nhiều vào nguồn sữa mẹ thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bé bú tiếp để đảm bảo sự tăng cân bình thường, với điều kiện là người mẹ phải ăn uống đầy đủ chất và uống nước đầy đủ.

Những thay đổi của sữa mẹ

co-nen-vua-mang-thai-vua-cho-con-bu-4

- Sự thay đổi của các hormone trong những ngày đầu mang thai có thể làm quá trình cho bé lớn bú trở nên khó khăn. Chẳng hạn, sự kích thích của tuyến vú trong suốt quá trình cho bé bú hay khi sinh hoạt tình dục có thể gây ra những cơn co thắt dạ con nhẹ. Nhưng với hầu hết phụ nữ, các cơn co thắt này thường không gây ra bất cứ vấn đề gì. Nhưng nên lưu ý rằng nếu người phụ nữ nào từng có tiền sử chuyển dạ sớm hay sảy thai hoặc tăng cân ít trong suốt thời kỳ mang thai hay từng bị chảy máu, thì nên cân nhắc việc có cho bé lớn bú tiếp hay không

- Khi mang thai bé tiếp theo, sữa mẹ trở nên mặn và chua hơn. Nhiều bé không phát hiện ra sự thay đổi này nhưng với các bé nhạy cảm hơn, bé sẽ phản ứng và tỏ ra không thích thú.

- Khi mang thai đến tháng thứ 4 và 5, bầu vú người mẹ lúc này bắt đầu tiết ra sữa non (loại sữa này rất giàu dinh dưỡng và rất cần thiết cho trẻ sơ sinh), nên mùi vị cũng như số lượng sữa tiết ra từ vú mẹ sẽ có những thay đổi nhất định. Lúc này sẽ có hai tình huống xảy ra - một số trẻ sẽ tự bỏ bú ở thời điểm này, còn số khác vẫn nhất quyết không bỏ bú. Nếu đứa trẻ muốn bú tiếp, các bà mẹ cũng không nên lo lắng rằng nguồn sữa non có thể bị cạn, bởi vì cơ thể bạn sẽ tiếp tục tiết ra loại sữa đặc biệt này cho đến khi em bé đang ở trong bụng mẹ chào đời.

- Người mẹ không cần lo lắng về việc nguồn sữa non sẽ cạn, cơ thể bạn sẽ tiếp tục sản xuất ra nguồn sữa này cho đến khi bé thứ hai chào đời.

- Việc có cho cả hai bé bú mẹ cùng lúc cũng là một điều nên cân nhắc. Nếu bạn cho bé cai sữa trước khi sinh đẻ tiếp theo, những tổn thương về mặt tinh thần có lẽ sẽ ít hơn là cai sữa sau khi bé tiếp theo chào đời. Vì khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, bị chiếm đoạt.

- Trong trường hợp cai sữa, cũng nên cai một cách từ từ, chẳng hạn như giảm dần số lần bú mẹ, để tránh sự xáo trộn, thay đổi quá lớn của các hormone trong cơ thể người mẹ.

Các triệu trứng mẹ dễ mắc nếu mang thai trong giai đoạn cho con bú:

co-nen-vua-mang-thai-vua-cho-con-bu-7

- Đau ngực: Đây là dấu hiệu thường thấy khi mang thai dù phụ nữ có đang trong giai đoạn cho bé bú hay không. Tuy nhiên, nếu bạn có bầu trong giai đoạn chưa cai sữa cho bé, hiện tượng đau ngực sẽ nặng hơn. Một số người mẹ vẫn duy trì hoạt động cho bé bú bất chấp cơn đau trong khi một số người mẹ khác phải chờ ngực dịu đau hơn mới làm điều này.

- Mệt mỏi: Cơ thể xuống sức cũng là dấu hiệu chung khi thai nghén. Tuy nhiên, người mẹ sẽ hao phí nhiều kalo hơn vì phải thực hiện nghĩa vụ kép: vừa nuôi dưỡng em bé trong bụng vừa phải chăm lo cho em bé đang bú mẹ.

- Những cơn co thắt: Những kích thích vào vùng ngực khi cho bé bú (hoặc khi quan hệ tình dục) có thể gây nên những cơn co thắt nhỏ cho người mẹ. Dù vậy, hầu hết những cơn co này đều an toàn với thai phụ.

- Tư thế cho bé bú: Khi bụng bầu đã lớn, người mẹ nên thay đổi tư thế cho bé bú để hai mẹ con cùng được thoải mái. Nằm nghiêng cho bé bú là cách tốt nhất dành cho người mẹ tại thời điểm này.

- Dấu hiệu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dừng cho bé bú: Nhóm người mẹ có tiền sử chuyển dạ sớm, sảy thai, chảy máu âm đạo, suy dinh dưỡng (hoặc tăng cân ít) nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn thật cẩn thận để xem có thể cho bé bú tiếp không.

Nguồn: tổng hợp

Tags : sữa cho bé
Bình luận đánh giá: Có nên vừa mang thai vừa cho con bú?
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà