Có những dạng hăm nào thường gặp ở trẻ sơ sinh?
27/10/2017 (560 lượt xem)
Viêm da quanh hậu môn, Viêm da ngấn tã, Viêm da cọ xát, Phồng rộp do tã... là những dạng hăm thường gặp ở trẻ sơ sinh
Khi bạn đi mua đồ cho trẻ sơ sinh, chắc hẳn trong những đồ để chăm sóc sức khỏe cho bé (nhiệt kế, cân sức khỏe, sữa tắm, dầu tắm và chậu tắm trẻ em…) thì không thể thiếu một lọ kem chống hăm phải không? Vì sao lại cần mua kem chống hăm cho trẻ? Cách dùng thế nào và có nên dùng kem trị hăm cho bé thường xuyên không là những câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc. Cùng chúng tôi trả lời những thắc mắc trên nhé.
1. Vì sao trẻ sơ sinh bị hăm da?
Có những dạng hăm nào thường gặp ở trẻ sơ sinh?
Đối tượng trẻ sơ sinh bị bệnh hăm da thường là do bị kích ứng bỉm tã, bố mẹ quấn bỉm tã cho bé quá chặt, không thay bỉm thường xuyên theo khuyến cáo, để da của trẻ bị ẩm ướt liên tục. Chính những chất thải (gồm phân và nước tiểu) của trẻ là tác nhân chính dẫn đến bệnh hăm da trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó có một số nguyên nhân khác như phản ứng với thức ăn, dị ứng thuốc kháng sinh, bé bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa dài ngày, nhiễm trùng nấm...
2. Nhận dạng hăm tã trẻ sơ sinh và phòng ngừa
Có những dạng hăm nào thường gặp ở trẻ sơ sinh?
Nhận dạng một số dạng hăm tã trẻ sơ sinh:
- Viêm da quanh hậu môn: có triệu chứng điển hình là các vệt đỏ (từ màu đỏ tươi sang màu đỏ sẫm) vùng quanh hậu môn trẻ. Thống kê cho thấy đa số trẻ sơ sinh sẽ gặp phải hiện tượng này trong một giai đoạn bất kỳ trong năm đầu đời.
- Viêm da ngấn tã: Một dạng hăm do bị kích ứng da ở vùng mép tã bị cọ xát vào da. Triệu chứng nhận biết là vùng da tấy đỏ. Có thể điều trị bằng phấn hoặc kem hăm (Kem trị hăm Bubchen, Kem chống hăm Bepanthen…) hoặc thuốc mỡ
- Viêm da cọ xát: Các nếp gấp của da cọ xát với nhau gây ra hăm tã trên da bé. Triệu chứng là trên da xuất hiện những nơi bị ửng đỏ nằm ở các nếp gấp của đùi với bụng, đôi khi ở nách. Đều trị bằng thuốc mỡ hoặc phấn hoặc kem hăm mà không cần kê đơn.
- Phồng rộp do tã là dạng hăm da phổ biến nhất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hiện tượng là các vùng da ở các nếp gấp (bẹn, mông…) và vùng sinh dục đỏ lên và sưng phồng. Phồng rộp da bị gây nên bởi tã bỉm hoặc để tã ướt, bẩn không thay thường xuyên và vệ sinh không đúng cách. Dạng hăm này có thể xuất hiện rồi tự khỏi nếu nhẹ, bạn có thể dùng thuốc mỡ, kem hăm ….để thoa lên
- Viêm da candidal: chúng gây cho bé cảm giác bị đau ở tại nếp gấp của bộ phận sinh dục, nếp gấp chân, nếp gấp ngấn giữa bụng và đùi của bé. Hiện tượng là các nốt đỏ nhỏ, tưng dần mật độ và hình thành một mảng lớn đỏ rực lan rộng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do trẻ phải dùng thuốc kháng sinh. Vì thế, hãy gặp bác sỹ để được kê đơn bằng kem đặc trị
- Viêm da dị ứng, còn gọi là chàm bội nhiễm: triệu chứng nhận dạng là các mảng đỏ bị đóng vảy ở chân và háng. Có thể lây lan sang các vùng khác khi trẻ 6 – 12 tháng tuổi. Bệnh này cần đi khám để điều trị bằng thuốc theo đơn.