Dạy con biết tiêu tiền

, 25/09/2012 (678 lượt xem)

Đối với các bậc phụ huynh, một trong những điều quan trọng nhất cần làm là dạy trẻ tiết kiệm tiền và biết cách quản lý tiền bạc. Dạy cho con trẻ nhận biết về vấn đề tiền bạc ngay từ sớm sẽ giúp bé vượt qua được những khó khăn tài chính sau này.

Dạy con biết tiêu tiền

Những bài học dạy trẻ biết tiết kiệm và quý trọng đồng tiền

1. Bắt đầu học cách tiết kiệm ngay khi con bé

Đã có rất nhiều phụ huynh áp dụng hiệu quả bí quyết là mở một tài khoản tiết kiệm dành dùng cho những năm học Đại học của con, ngay từ khi chúng mới 9- 10 tuổi. Dù rằng, chỉ bỏ 50.000 đồng/ tuần vào tài khoản tiết kiệm thì số dư cũng sẽ tăng đến con số hàng chục triệu đồng khi trẻ đến tuổi thanh thiếu niên.

Cha mẹ có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt từ khi chúng 7-8 tuổi, vì lúc này trẻ đã được học các phép tính toán đơn giản ở trường, cũng như phân biệt được các mệnh giá của tiền. Tuy nhiên, bên cạnh việc cho trẻ tiền tiêu vặt (tốt nhất là tiền lẻ), cũng nên tự tạo ra một số khoản chi tiêu thường xuyên mà chính trẻ phải chi trả. Khi đó chúng sẽ học được cách tiết kiệm từ số tiền tiêu vặt mà chúng nhận được.

2. Không được tiêu nhiều hơn số tiền đang có

Đây là bài học khó hiểu nhất với trẻ. Bài học này thích hợp với những bé đã biết làm các phép tính và khái niệm vay mượn.

Cha mẹ hãy chia một tờ giấy trắng thành hai cột. Một bên là “Cần”, một bên là “Muốn”, rồi đưa một ví dụ rằng bé kiếm được 1 triệu sau 1 tháng làm việc. Hãy lấy ra 7 trăm nghìn để vào cột “Cần”, đó là số tiền cần phải trả cho những thứ sử dụng hàng ngày. Bây giờ, nếu bé muốn mua một chiếc xe giá 5 trăm nghìn nhưng lại chỉ có 3 trăm nghìn, bé sẽ phải vay bố mẹ, và bắt buộc phải trả vào tháng sau. Bé sẽ thấy rằng việc chi tiêu nhiều hơn số tiền đang có sẽ ảnh hưởng đến các tháng sau, từ đó, sẽ rút ra kinh nghiệm cần có.

3. Mua sắm để biết quý tiền

Cha mẹ có thể đưa cho con danh sách những thứ cần mua cùng với một số tiền mặt nhất định. Trẻ sẽ so sánh giá cả các cửa hàng và chọn mua ở những nơi có giá rẻ hơn vì tâm lý trẻ lúc nào cũng muốn khoe với bố mẹ về những thành tích, kể cả thành tích mua được hàng giá rẻ.

Mặt khác, khi so sánh giữa các cửa hàng với nhau, nếu mua được những thứ bố mẹ giao mà vẫn còn thừa tiền, trẻ sẽ có được một khoản nho nhỏ để có thể dùng vào những thứ chúng muốn. Đây cũng là cách tự chúng biết tiết kiệm cho bố mẹ và cho bản thân.

4. Người lớn tiết kiệm làm gương

Ở những giai đoạn đầu đời, bé học hỏi và bắt chước cha mẹ chi tiêu như một cái máy. Tức là bé nhớ mẹ tiêu tiền hoang phí nên “copy” theo. Bởi thế cha mẹ cần luôn là tấm gương về chi tiêu hợp lý cho con.

Với những bé lớn hơn, có quan điểm và một số tiền nhỏ được tiêu riêng thì cha mẹ cũng cần luôn định hướng cho bé. Nếu bạn thấy bé muốn lãng phí tiền trong con lợn đất vào những món đồ nữ trang ngớ ngẩn, hãy gợi ý để bé chỉ mua một món. Một món còn lại, bé có thể mua sau, vào dịp khác.

Muốn dạy con nên người thì bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt, biết định hướng, uốn nắn để trẻ noi theo.


Muốn dạy con nên người thì bản thân cha mẹ phải là tấm gương tốt, biết định hướng, uốn nắn để trẻ noi theo. (Ảnh minh họa).

Một số sai lầm khi dạy trẻ về tiền bạc

1. Nói dối khi bé đòi mua thứ gì đó

Một bé có thể đòi hỏi hơn 100 thứ mỗi ngày với cha mẹ mình. Phụ huynh vì muốn bé chấm dứt đòi hỏi ngay lập tức thường trả lời ngay là: “Mẹ không có đủ tiền” hoặc “Mẹ không đủ khả năng mua thứ này đâu. Nhà mình nghèo lắm”. Khi đó bé sẽ thôi không vòi vĩnh, còn mẹ cũng nhẹ nhõm vì giải tỏa được áp lực.

Tuy nhiên những lời nói dối tưởng như vô hại này về lâu dài lại không có hiệu quả giáo dục. Khi lớn hơn bé có thể biết là cha mẹ luôn có tiền, đủ điều kiện kinh tế chứ không phải không có tiền. Bởi vậy khi con trẻ đòi mua thứ gì đó mà bạn muốn từ chối, bạn hãy trung thực và đơn giản khi trả lời bé: “Mẹ có tiền đây nhưng mẹ không thể mua món đồ chơi này cho con. Nó quá đắt” hoặc “Mẹ còn tiền nhưng tiền này để mua rau, mua thịt, mua sữa... nữa”.

Không nói về tiền bạc vì sợ làm hư con

Sợ làm hư con, nhiều phụ huynh né tránh việc nói về tiền bạc trước mặt con. Tuy nhiên đây là một cách dạy con không khoa học vì nó có thể khiến trẻ mắc phải nhiều nhận thức sai lầm vì không được cha mẹ chỉ dẫn.

Do vậy, nên nói chuyện với con về tiền nong ngay từ sớm, tùy độ tuổi mà có cách dạy bé cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bé biết trân trọng đồng tiền và có thể tự quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan về sau.

Gắn mác giá vào mọi thứ

Giá của mỗi điểm 10 là: 10.000đ, với một điểm dưới 5: bé phải trả lại cho bạn số tiền gấp đôi điểm 10, như thế là bạn đã không cho con động lực đúng đắn để học hành chăm chỉ. Điều con bạn cần học được chính là cảm giác vui vẻ, hài lòng khi con cố gắng hết sức và đạt được mục tiêu, bất kể có được phần thưởng tiền bạc nào hay không.

Bởi thế, tuyệt đối không nên đặt mục tiêu bằng tiền bạc cho bé trong bất kỳ việc gì, ít nhất cho đến khi bé học được giá trị thực sự của các con số.

Bình luận đánh giá: Dạy con biết tiêu tiền
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà