Dinh dưỡng theo tuần cho bà bầu
20/04/2013 (487 lượt xem)
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu thai nhi đang trong quá trình hình thành và phát triển. Làm thế nào để bà bầu khỏe mạnh chống lại cái triệu trứng của thai nghén.
Ăn uống chuẩn trong thời gian mang thai không chỉ giúp em bé phát triển tốt mà còn giảm các triệu chứng phụ khi mang thai cho mẹ bầu.
Vậy trong suốt 3 tháng đầu mang thai, bạn phải ăn uống thế nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em phụ nữ nên có một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là thực đơn theo tuần trong 3 tháng đầu cho bạn:
Tuần 1 và 2: Chế độ ăn uống để dễ thụ thai
Chế độ ăn uống trong hai tuần này dường như chưa được xác định bởi lúc này các cặp đôi đang cố gắng thụ thai. Chị em nên ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tránh những loại thức ăn đồ uống giảm khả năng thụ thai là được.
Tuần 3: Chế độ ăn uống tăng cường khả năng sinh sản
Thời điểm này, rất có thể chị em đã mang bầu nhưng chưa hề biết hoặc đang trong thời gian rụng trứng và sắp sửa có thai. Phụ nữ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường khả năng sinh sản tốt nhất.
Tuần 4: Loại bỏ những thực phẩm có hại cho thai nhi
Tới tuần thứ 4, hầu hết các cặp đôi đã biết mình mang thai. Bạn nên loại bỏ ngay những thói quen xấu như hút thuốc, dùng đồ uống có chứa caffeine, uống rượu để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Tuần 5: Tránh những thực phẩm làm tăng triệu chứng ốm nghén
Bắt đầu từ tuần thứ 5, chị em sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và thậm chị là buồn nôn, nôn ói. Vì vậy, việc cần làm là loại bỏ những thực phẩm dễ gây cảm giác buồn nôn, nôn ói như gia vị cay, đồ ăn chiên…
Tuần 6: ‘Đấu tranh’ với chứng ốm nghén
Bạn nên tham khảo những loại thực phẩm giảm ốm nghén, có chế độ ăn uống hợp lý và ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm chứng nôn ói.
Tuần 7: Tìm kiếm những thực phẩm thay thế
Nếu bạn không thể ăn được những món ăn yêu thích từ trước vì chứng bệnh ốm nghén, hãy chuyển sang một vài món ăn khác để ăn thử biết đâu sẽ phù hợp hơn.
Tuần 8: Đối phó với chứng ‘nghén’ đồ ăn
Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. (Ảnh minh họa)
Nếu như có một số loại thực phẩm chị em bầu không thể ăn được thì lại có những món ăn khác hấp dẫn bạn một cách kỳ lạ. Nhiều bà bầu chỉ nghiện duy nhất một món trong suốt 3 tháng đầu mang thai. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng nên ở trong tầm kiểm soát.
Tuần 9: Tăng cường thực phẩm giàu năng lượng
Từ tuần này, bạn hãy bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất đặc biệt là chất sắt vì khi mang thai nhu cầu về sắt tăng lên rất nhiều.
Tuần 10: Giảm táo bón khi mang thai
Táo bón là triệu chứng phố biến trong suốt thời gian mang thai vậy làm thể nào để giảm bớt hiện tượng này? Mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước và ăn thành nhiều bữa nhỏ. Thêm vào đó nên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa để hạn chế căn bệnh này.
Tuần 11: Bổ sung những thực phẩm tốt nhất cho bà bầu
Những loại thực phẩm tốt nhất cho bà bầu bao gồm: trứng, thịt đỏ, cá, cà rốt, hạt đậu… bạn nên ăn hàng ngày để có sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.
Tuần 12: Kiểm soát cân nặng
Khi mang thai, bạn cần thường xuyên kiểm tra cân nặng và không nên để tăng cân quá nhiều ngay từ khi 3 tháng đầu.
Tuần 13: Thực phẩm cần tránh
Những gì bạn ăn trong suốt thời gian mang thai là rất quan trọng vì vậy cần có kiến thức về những loại thực phẩm không nên bổ sung trong thời gian mang thai như cà phê, rượu, cá chứa thủy ngân, đu đủ xanh, nhãn…