ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRÒ CHUYỆN & KẾT NỐI VỚI CON

, 25/02/2019 (938 lượt xem)

Cứ mỗi khi nói tới chăm sóc và dạy dỗ trẻ nhỏ, tôi cảm tưởng mình có thể nói cả ngày mà không hết chuyện, không thiếu chủ đề. Nhưng ngày hôm nay, trong bài viết này, tôi sẽ chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất đó là: Làm sao để cha mẹ có thể xây dựng một mối quan hệ gần gũi và lành mạnh với con cái.

ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRÒ CHUYỆN & KẾT NỐI VỚI CON

Yếu tố này thực sự rất quan trọng, bởi sự kết nối sẽ giúp chúng ta biết liệu cách dạy con của chúng ta có đang đi đúng hướng hay không, liệu con cái có cảm thấy được an toàn, có cảm thấy tự tin bộc lộ những tố chất tiềm ẩn hay không? Nhưng quan trọng hơn cả, mối quan hệ bền chặt giữa cha mẹ và con cái sẽ như chiếc đèn pin soi sáng, tiếp thêm sức mạnh đồng thời là nền tảng để con tạo dựng những mối quan hệ bền chặt về sau.

 

Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, mỗi cử chỉ và tương tác của chúng ta với con đều là cơ hội quý giá giúp chúng ta tạo hoặc không tạo được sự kết nối với trẻ. Đôi khi, chỉ cần ta bỏ lỡ một khoảnh khắc rất nhỏ thôi cũng có nghĩa ta bỏ qua cơ hội kết nối đó. Sự lơ là này vô tình có thể tạo khoảng cách, giảm niềm tin và thậm chí gây ra những thời điểm vô hiệu hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Để có thể có được sự kết nối thực sự với con, cha mẹ cần bỏ qua bản năng và cảm xúc cá nhân để suy nghĩ kỹ trước khi hành động. Sau đây là một số ví dụ phổ biến mà cha mẹ có thể tận dụng tạo mối liên kết với con:

 

1. Làm gì khi chúng ta đều không muốn nghe con khóc lóc

Lắng nghe và chấp nhận mọi cảm xúc của trẻ thực sự là một thử thách không dễ vượt qua đối với cha mẹ. Tuy nhiên, đây lại là yếu tố quan trọng giúp tạo ra sự kết nối lành mạnh với con.

 

Lý do là bởi sự thiếu kết nối sẽ xảy ra khi chúng ta lười hoặc tảng lờ cảm xúc của trẻ (Ví dụ: “Đừng khóc nữa, nó chỉ là một con cún con vô hại mà!”), hoặc những câu nói vô hiệu hóa cảm xúc của trẻ (Ví dụ: “Nó đâu có đau lắm đâu” hoặc “Con đang giả vờ khóc thôi chứ gì”), hoặc phản ứng hời hợt kiểu: “Đủ rồi, đủ lắm rồi đấy, mẹ nghĩ con khóc lóc ăn vạ như thế đến đây là đủ rồi!”

Ngoài ra, việc người lớn hiểu nhầm tiếng khóc của trẻ sơ sinh hoặc trẻ tập đi và cố gắng dỗ trẻ nín thay vì hiểu trẻ đang muốn gì, cũng là hành vi tạo khoảng cách trong mối quan hệ giữa cha mẹ và các bé.

 

Vì cảm xúc là yếu tố không tự nguyện, vậy nên những lời hồi đáp thiếu kết nối của cha mẹ vô tình sẽ khiến trẻ cảm thấy cảm xúc của mình không được cha mẹ thừa nhận, và điều này sẽ khiến trẻ thấy thiếu tin tưởng vào chính cảm xúc của mình.

Chìa khóa giúp tạo sự kết nối mật thiết với trẻ là biết chấp nhận chính con người của trẻ. Hãy lắng nghe và cảm thông với những cảm xúc của trẻ, vì điều đó sẽ giúp bạn không bao giờ mắc phải sai lầm trong quá trình thấu hiểu con.

2. Chẳng bố mẹ nào muốn trở thành người xấu, luôn tỏ ra đối nghịch và khó chịu với con, nhưng biết làm sao khi chúng ta thiếu tập trung, mất kiểm soát?

Sự mất tập trung là thái cực đối lập hoàn toàn với sự kết nối. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng đây là công cụ chuyển hướng hiệu quả phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Liệu sự thật có phải như vậy?

 

Sự phiền nhiễu hoặc mất tập trung thực chất không giúp dạy trẻ có những hành vi đúng đắn, mà nó chỉ khiến trẻ quen với sự kết nối giả dối, thiếu chân thành ngay từ những năm đầu đời. Sự gián đoạn, phiền nhiễu hoặc mua chuộc, trừng phạt chính là mối đe dọa trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

 

Điều trẻ con cần là sự đơn giản, đáng tin, cảm thông và chân thành từ phía cha mẹ. Thừa nhận quan điểm và hành động của trẻ chính là cách giúp bạn tạo sự tin tưởng với trẻ, cũng như khiến trẻ trở thành một người đáng tin cậy về sau.

3. Hãy tôn trọng cách con cái chúng ta chơi hoặc học

“Cuộc sống không phải sẽ dễ dàng hơn cho cả cha mẹ và con cái nếu chúng ta biết quan sát, thư giãn và tận hưởng những gì con cái chúng ta thích, làm và có năng khiếu thay vì cố gắng dạy những thứ con chúng không có khả năng hay sao?” - Magda Gerber

Học cách tin tưởng và chấp nhận những gì con thích, con làm sẽ tạo cho bạn và con sợi dây liên kết mạnh mẽ trong mối quan hệ của cả hai. Hãy thừa nhận khả năng và năng khiếu của con, bởi cách con chơi và học chính là điều hoàn hảo nhất chúng đang làm tại một thời điểm nhất định.

Tuy nhiên, đôi khi những kế hoạch phát sinh có thể lại khiến chúng ta hơi thất vọng và cảm thấy mất đi kết nối với con. Nhưng đừng quá lo lắng, bởi bạn có thể chấp nhận những thay đổi mà!

 

Tôi còn nhớ buổi tiệc sinh nhật lần trước của con trai mình chính là ví dụ cho sự chấp nhận thay đổi. Hôm đó, cả nhà đã dành cả ngày trang trí và lên kế hoạch cho buổi tiệc gia đình, nhưng cuối cùng thì con trai tôi lại thích ra ngoài trời chơi gậy phát sáng với các bạn. Thay vì tỏ ra thất vọng, chúng tôi đã rất vui vẻ tôn trọng ý muốn của con và hòa nhập với trò chơi mới, bởi điều chúng tôi quan tâm hơn cả đó là sự kết nối với con cái.

4. Chúng ta không có thời gian cho sự vô lý, những hành vi quá khích không thể chấp nhận của con, nhưng chúng ta sẽ phải học cách chấp nhận nó nếu muốn gắn kết với con

Trẻ đang trong độ tuổi tập đi đôi khi sẽ có rất nhiều hành động quá khích. Chúng có thể cáu bẳn, đập phá đồ đạc, khóc lóc mè nheo...và vô số hành vi, cảm xúc gây ức chế khác giống như đang kiểm tra phản ứng của cha mẹ. Vậy, liệu chúng ta có đủ rộng lượng, thấu hiểu và ở bên cạnh trẻ như trẻ mong muốn hay không?

 

Tôi có một cô bạn đồng nghiệp mà cá nhân tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ vì sự thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của mình trong quá trình kết nối với con cái. Dường như cô ấy có khuynh hướng (được truyền lại từ bố mẹ cô ấy) phủ nhận ý kiến và quan điểm của con một cách rất tự nhiên. Ví dụ, khi con cô ấy nói bé bị một bạn khác va phải, thay vì an ủi con, cô ấy lại phủ nhận điều đó và cho rằng nó không quan trọng bằng việc nói: “Ồ, không sao đâu con, bạn ấy đâu có cố tình.”

 

Tôi đang cố gắng khuyên bảo người bạn đồng nghiệp này hãy điều khiển và kiểm soát bản thân trước khi hành động. Thay vì phủ nhận ý kiến của con, lẽ ra cô bạn tôi có thể nói: “Ôi, Peter đâm nhầm phải con sao, mẹ rất tiếc khi chuyện này xảy ra, con không sao chứ? Nhưng mẹ nghĩ Peter không cố ý làm điều đó đâu, và chắc bạn ấy cũng đã cảm thấy rất có lỗi vì đã vô ý va phải con đấy.”

 

Đôi khi chỉ cần điều chỉnh lại một chút trong câu nói cũng sẽ giúp bạn tạo mối liên hệ khăng khít hơn với con. Hãy chú ý lời nói và thái độ của mình, đừng hành động theo cảm tính mà nhớ suy nghĩ kỹ trước khi đưa ra đánh giá, kết luận nhé.

 

5. Chúng ta biết mình luôn vui vẻ với nhiệm vụ chăm sóc con cái!

Thay tã, cho ăn, cho tắm và cho bé ngủ là những thời điểm quý giá giúp tạo sự kết nối giữa bạn và con. Cha mẹ làm những điều này bằng sự tập trung và lôi kéo trẻ cùng tham gia, cho dù đôi khi mọi việc diễn ra không được suôn sẻ lắm. Nhưng những thời điểm quý báu như thế này luôn là lúc thích hợp để cha mẹ và con trở nên khăng khít, cũng như giúp bạn bồi đắp thêm những giá trị tốt đẹp về cả thể chất và tinh thần cho trẻ.

 

Tôi thường tự hỏi: “Làm sao để biết chính xác khi nào con cần bú?” “Làm sao để thay tã cho con một cách suôn sẻ, chắc mình phải đánh lạc hướng con và làm việc này càng nhanh càng tốt.” Trớ trêu thay, tôi buộc lòng phải thừa nhận rằng đó là biểu hiện của sự thiếu kết nối với trẻ. Bởi nếu con và tôi hiểu nhau, có lẽ con đã ngoan ngoãn nghe lời mỗi khi tôi thay tã, và tôi sẽ biết khi nào là lúc con muốn bú.

6. Chúng ta luôn ngần ngại bày tỏ tình yêu, sự chấp nhận, lòng biết ơn hoặc lời xin lỗi vì chúng ta nghĩ con sẽ không nghe

Cho dù con cái chúng ta có là trẻ sơ sinh, đang tập đi, thiếu niên hay thanh niên, thì khi nghe cha mẹ nói về những cảm xúc giúp kết nối mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái lại với nhau, chắc chắn con cũng sẽ đều lắng nghe điều đó.

 

Tôi đã từng chia sẻ cảm xúc của mình với một cô bé con 2 tuổi về sự phấn khích khi chứng kiến cô bé lớn lên, chơi đùa vui vẻ, lúc đầu cô bé đã quay lưng bỏ đi, nhưng tôi vẫn tiếp tục, sau cùng khi tôi kết thúc câu chuyện của mình, bạn biết điều gì đã xảy ra không? Cô bé đã quay lưng lại và chạy đến ôm hôn tôi rất tình cảm đấy.

 

Các bậc cha mẹ, đừng ngần ngại bộc lộc cảm xúc của mình với con. Có thể ngay thời điểm đó bạn sẽ không thấy phản ứng từ con, nhưng hãy cứ kiên nhẫn, bởi vì không lý nào con lại không thể hiểu sự chân thành và tình cảm của cha mẹ mình. Hãy là những ông bố bà mẹ tâm lý để có thể giáo dục con trở thành những con người tâm lý trong tương lai nhé!

 
 
Nguồn: raisedhappy
Bình luận đánh giá: ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI TRÒ CHUYỆN & KẾT NỐI VỚI CON
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà