Giúp con giảm áp lực tâm lý trước kỳ thi
28/09/2012 (457 lượt xem)
Gần đây, đường dây nóng tư vấn về pháp luật và tâm lý cho thanh thiếu niên của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) thống kê cho thấy số người gọi điện thoại tư vấn về vấn đề thi đại học chiếm tới 1/3. Nhưng cũng đường dây nóng này phát hiện, có một số thí sinh bắt đầu lơi lỏng việc ôn thi, xuất hiện tinh thần mệt mỏi, chán nản.
Kỳ thi tốt nghiệp đã qua, nhưng kỳ thi đại học đang đến gần. Quá trình ôn thi của các thí sinh cũng bước vào thời điểm nước rút. Trong khi dồn hết tâm sức vào việc ôn thi, các thí sinh cũng phải chịu áp lực rất lớn. Thực tế cho thấy, trước khi thi có tới 61,1% thí sinh cảm thấy có áp lực về tâm lý.
Gần đây, đường dây nóng tư vấn về pháp luật và tâm lý cho thanh thiếu niên của thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc) thống kê cho thấy số người gọi điện thoại tư vấn về vấn đề thi đại học chiếm tới 1/3. Nhưng cũng đường dây nóng này phát hiện, có một số thí sinh bắt đầu lơi lỏng việc ôn thi, xuất hiện tinh thần mệt mỏi, chán nản. Một số phụ huynh gọi điện thoại tư vấn chủ yếu với những nội dung như: con cái học tập hiệu suất thấp, cha mẹ không được nói đến những chuyện có liên quan đến vấn đề thi cử trước mặt con cái.
Một phụ huynh gọi điện thoại cho biết, thời gian gần đây, cô con gái của bà chuẩn bị thi đại học đã thực hiện chính sách "bốn không" đối với cha mẹ. Tức là không được nghe những tin tức liên quan đến thi cử trên đài. Không được xem những tiết mục liên quan đến thi cử trên truyền hình. Không được nói đến những việc liên quan đến thi cử, nhưng yêu cầu bố mẹ có thời gian trò chuyện với con, khiến cho bố mẹ khó mà thực hiện được.
Ông Tôn Xuân Sơn, người phụ trách đường dây nóng này cho rằng, sắp đến ngày thi, các thí sinh cảm thấy căng thẳng là việc bình thường, nếu phụ huynh quá quan tâm đến những tin tức về vấn đề thi cử, một mặt đã vô tình tăng thêm áp lực cho thí sinh, mặt khác đã phản ánh sự căng thẳng và thiếu tự tin của phụ huynh. Như vậy, thà rằng cha mẹ có thời gian thì làm những công việc của mình, hoặc chuyện trò với con cái thì tốt hơn, bởi vì trò chuyện, tâm sự có thể khiến cho tâm thần nhẹ nhõm, thoải mái hơn.
Theo các chuyên gia, vấn đề của phụ huynh trên là rất điển hình, có nhiều phụ huynh nói chính bản thân mình cảm thấy căng thẳng và cho rằng con mình cũng căng thẳng như vậy. Các nhân viên nhận điện thoại thường gặp phải những trường hợp như thế này: đầu dây bên kia, người mẹ nói với người con là nói chuyện với nhân viên tư vấn một lúc, nhưng người con lại to tiếng từ chối là "Mẹ mới là người cần phải tư vấn".
Vì vậy, ông Tôn Xuân Sơn cho rằng thí sinh sau khi ghi nguyện vọng thi đại học xong thường xuất hiện tình trạng tinh thần mệt mỏi, chán nản. Nguyên nhân chính là vì phần lớn việc ghi nguyện vọng của thí sinh là do cha mẹ lựa chọn, chứ không phải lựa chọn của bản thân thí sinh. Bản thân thí sinh không muốn gánh chịu hậu quả thi cử, nên thí sinh không còn gánh nặng về tâm lý, xuất hiện hiện tượng mỏi mệt, chán nản. Thứ hai là con cái không tiếp thu bất cứ tin tức gì về thi cử của cha mẹ, nguyên nhân chính là do ôn thi quá căng thẳng, bản thân không nắm được nhiều tin tức, lại mong trong một thời gian ngắn học được nhiều và nhớ được kỹ, thế nhưng càng như vậy thì hiệu quả học tập của thí sinh lại càng thấp, lại càng hoài nghi về trình độ của mình. Xét trên góc độ tâm lý, học tập tiến bộ đến một giai đoạn nhất định sẽ xuất hiện tình trạng phát triển chậm. Đó là việc bình thường, thế nhưng thí sinh lại có yêu cầu quá cao, sợ mình không bằng bạn bè, nên cảm thấy bồn chồn lo lắng.
Lúc này, các thí sinh cần nhất là sự ủng hộ về tinh thần của cha mẹ. Những sự chăm sóc ân cần về vật chất, những lời chuyện trò thoải mái... chính là liều thuốc tinh thần mang lại hiệu quả tốt hơn nhiều những tư vấn của chuyên gia hay những bài giảng trên báo chí. Các chuyên gia tâm lý đề nghị phụ huynh thường xuyên khích lệ, chuyện trò với con cái. Một lời cổ vũ của cha mẹ có khi còn quan trọng hơn hàng chục lần những lời kiến nghị của chuyên gia, là cách giảm áp lực tốt nhất. Nếu như trạng thái đã ảnh hưởng đến tinh thần học tập và sinh hoạt bình thường của thí sinh, thì phụ huynh nên kịp thời đưa con đi tư vấn tâm lý để nhận được sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý.
Ngoài việc giảm bớt áp lực, trước khi thi các thí sinh cần phải điều chỉnh tốt 3 mặt là: sinh lý, tâm lý và tư duy.
Việc đầu tiên là phải đảm bảo giấc ngủ, một ngày phải ngủ ít nhất 8 giờ, buổi trưa phải đảm bảo ngủ 40 phút.
Hai là ăn uống phải đầy đủ và hợp lý. Phải ăn đủ, ăn ngon, những loại thức ăn thanh đạm, hợp vệ sinh.
Ba là phải tăng cường rèn luyện sức khỏe, chú ý phòng bệnh. Trạng thái tâm lý lại càng quan trọng, vì đến giai đoạn này là cuộc đọ sức về tâm lý, vì năng lực nói cho cùng tức là phải điều chỉnh tâm lý đến một tâm trạng bình thường, vì tâm trạng tốt sẽ ôn thi và thi cử được tốt hơn.
Quan trọng nhất là phải điều chỉnh tư duy cho tốt. Các chuyên gia tâm lý kiến nghị, một tuần trước khi thi, căn cứ theo giờ thi chính thức của từng môn, buổi sáng chủ yếu ôn những môn thi buổi sáng, buổi chiều ôn thi những môn thi buổi chiều và phải cố gắng không đi lại, không đi nhà vệ sinh trong thời gian như thi chính thức. Kiên trì trong khoảng một tuần, thì trạng thái tư duy sẽ tương đối ổn định, đến khi thi tư duy đã thành quán tính.