Giúp trẻ hoc toán
14/06/2013 (583 lượt xem)
Những bài hát về con số có giai điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số.
1. Dạy bé học đếm ngay từ khi còn nhỏ.
Đếm chính là nền tảng của toán học, và học đếm chính là kĩ năng đầu tiên giành cho tất cả các bé. Bạn có thể dạy con mình học đếm ngay từ lúc bé 2 tuổi thông qua các trò chơi, hình khối hoặc bất cứ đối tượng nào. Hãy đếm chậm rãi, tập trung vào sự lặp đi lặp lại để gây sự chú ý.
Những bài hát về con số có giai điệu lặp đi lặp lại cũng là một gợi ý hữu ích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tiếp xúc thường xuyên với sách báo trẻ em, các đĩa DVD, chương trình truyền hình về toán học để bé làm quen với những con số.
2. Sử dụng Toán học để giải quyết các vấn đề.
Bảng cửu chương và các khái niệm toán cơ bản vẫn được giảng dạy trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay, toán học được giảng dạy chủ yếu tập trung vào các tình huống thực tiễn trong cuộc sống, sử dụng để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, trẻ em sẽ linh động hơn, nhận thức sát hơn những vấn đề cụ thể.
Ví dụ, bạn có thể hỏi bé “Nếu mẹ có 5 cái bánh, chia cho 3 bạn, mỗi bạn 1 cái thì mẹ còn lại được bao nhiêu cái bánh?” Đưa ra những tình huống và đặt câu hỏi phù hợp với mỗi lứa tuổi, bạn sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề của con em mình.
3. Sử dụng tiền bạc .
Hầu hết các bé đều thích thú với tiền bạc, bởi thế tiền bạc là công cụ giảng dạy tốt khi dạy bé các kĩ năng toán học. Dùng tiền để dạy bé những điều cơ bản về phép cộng trừ. Chơi trò chơi đồ hàng ờ nhà với bé, sử dụng tiền thật hoặc tiền giả để trao đổi mua bán các vật dụng. Ví dụ bạn có thể hỏi bé “Đồ vật này 5$, đồ này 3$, tôi muốn mua cả hai, tôi phải trả bạn bao nhiêu tiền?” Sau đó, áp dụng những việc này vào thực tế khi bạn dẫn bé đi siêu thị hay mua sắm.
Đặt hai đồ vật cạnh nhau, để bé nhìn giá và cộng chúng với nhau. Bỏ ra một vài thứ để bé học phép trừ. Tích cực khen ngợi khi bé trả lời đúng, còn nếu bé không trả lời đúng thì bạn đừng vội chê bai hay trả lời ngay cho bé biết, hãy phân tích, gợi ý để giúp bé tìm ra câu trả lời.