Hạn chế khéo léo bất đồng tài chính gia đình

shoptretho , 13/05/2013 (604 lượt xem)

Khi bắt đầu cho cuộc sống gia đình, vợ chồng trẻ thường say sưa tận hưởng hạnh phúc và quên đi một điều rất quan trọng cho đến khi gặp sự cố và trở nên hụt hẫng. Những bất đồng đầu tiên ấy, rất có thể sẽ bắt nguồn từ mua sắm, tiền điện tiền nước, quần áo và vv… mà chung quy, chính là từ vấn đề tài chính. Bạn hãy khéo léo để không mắc phải rắc rối này.

Hạn chế khéo léo bất đồng tài chính gia đình

Những rắc rối thường gặp

Sẽ thật dễ chịu nếu chồng bạn là một người vững vàng về kinh tế và thoải mái trong chi tiêu. Nghĩa là anh ta sẽ “nộp” đúng hạn lương cho bạn mà không hề than thở, chồng sẽ không hề thắc mắc nếu bạn mới mua một chiếc váy đắt tiền và sẽ vui vẻ đồng ý nếu bạn muốn gửi tặng ông bà ngoại món quà nào đó. Nhưng sự thật, có rất nhiều ông chồng để ý đến từng chi phí nhỏ của gia đình đến mức người phụ nữ cảm thấy nghẹt thở.

Thông thường, nếu người đàn ông là trụ cột về kinh tế, người vợ thường bị lép vế. Hoặc cũng do chính người vợ cảm giác mình hoàn toàn phụ thuộc và tự gây áp lực lên cuộc sống của mình.

Mua sắm trong nhà cũng phải rõ ràng từng li từng tí, sắm sửa cá nhân tự động bị hạn chế tối đa. Mỗi lần hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại… là một lần người vợ phải hỏi chồng để lấy tiền trang trải. Người chồng như một vị quản gia khó tính. Cuộc sống khi đó trở nên ngột ngạt.

Ngược lại, khi gặp một người vợ không biết quản lý chi tiêu, vun vén tiền bạc trong nhà, các ông chồng cũng lo lắng không kém. Tiền lương cả hai vợ chồng không ít, nhưng đến lúc cần sử dụng thì đã được dùng từ trước đó mà chồng không hay biết gì. Có những cô vợ thích xài hàng xịn, thích mua sắm, thích đầu tư trang trí cho nhà cửa, nên danh mục hàng hóa cứ dài ra và không dư dả một khoản tiền nào.

Theo lẽ thường, bối rối về tiền bạc khiến người ta lo lắng và mất bình tĩnh. Thế nên, vợ chồng giận nhau, cãi vã vì kinh tế gia đình bất ổn, không thống nhất trong đóng góp cũng thường xảy ra. Đặc biệt, đó là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng ly hôn.

Đôi bên cùng điều chỉnh

Một người vợ thông minh nên thống nhất nguyên tắc chi tiêu trong gia đình ngay từ lúc bắt đầu cuộc sống chung. Dù là gia đình giàu, nghèo, trẻ hay già thì người phụ nữ cũng chính là người thu vén cuộc sống. Không nên để đến khi nảy sinh mâu thuẫn mới tranh cãi, hãy là người chủ động.

Nhiều gia đình trẻ chọn cách tiêu xài riêng biệt, tiền ai người đó xài, khi có việc chung thì cùng đóng góp. Đó chẳng khác nào cách tiêu xài của hai người bạn - không phải hai vợ chồng.

Bất cập sẽ xảy đến nếu có thêm em bé hoặc phát sinh khoản chi lớn trong nhà, hoặc khi chênh lệch tiền lương quá nhiều, hoặc một người bị thất nghiệp. Liệu bạn có kịp điều chỉnh?

Cách chi tiêu như thế sẽ phù hợp hơn nếu vợ - chồng có con riêng hoặc tài sản riêng trước đó.
Một số gia đình khác lại chọn cách đóng tiền vào quỹ chung. Lấy lương, chồng và vợ sẽ cùng đóng một số tiền vào quỹ, việc gì cần cho gia đình cứ việc lấy từ đó ra. Nhưng khi không có người thường xuyên quản lý quỹ, không tính toán cho kế hoạch lâu dài của hai vợ chồng, sẽ rất khó khăn khi đối mặt với bất ngờ của cuộc sống và cũng không thể để dành được cho tương lai.

Bởi thế, người vợ nên là người chủ động quản lý chi tiêu trong nhà nhưng phải chia sẻ với chồng, dù anh ta không thực sự quan tâm. Ngược lại, các ông chồng không thể đổ tất cả trách nhiệm đó cho người vợ mình, mà hãy cùng lắng nghe dự định, kế hoạch chi tiêu cùng vợ, đóng góp ý kiến hoặc thể hiện sự đồng tình, để người vợ cảm thấy được tin tưởng và thoải mái hơn.

Một trong những cấm kỵ của gia đình, là nói chuyện tiền bạc trong lúc nóng giận. Nóng giận khiến người ta khó kiểm soát thái độ, lời nói, làm tổn thương nhau sâu sắc. Đặc biệt tổn thương lòng tự ái nếu người bị xúc phạm là người có thu nhập thấp hơn hoặc kinh tế gia đình bố mẹ bị lép vế. Rất nhiều gia đình đổ vỡ bắt nguồn từ những cuộc cãi vã như thế.

Để tránh sử dụng tiền bạc không kiểm soát, gia đình trẻ nên lập kế hoạch chi tiêu với một số dự định lớn có thời hạn. Sau đó là chi tiêu hàng tháng (điện, nước, học phí…) và chi tiêu bất thường (như đám cưới, ma chay…).

Đối với gia đình đã sinh con, việc này trở nên phức tạp hơn nhiều. Hàng loạt những chi phí không tên sinh ra để chăm sóc con cái từ ăn uống, học hành, quần áo, vui chơi, bệnh tật.
Người vợ là đối tượng dễ bị stress nếu không có sự quan tâm chia sẻ của chồng, kể cả khía cạnh vật chất và khía cạnh tinh thần. Ngược lại, khi người chồng gặp khó khăn về tài chính, vợ phải trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc để cùng nhau vượt qua khó khăn này. Đó là thời điểm nhạy cảm, rất dễ xảy ra xung đột trong nhà.  Đồng thời, việc làm này cũng thể hiện sự tôn trọng, chia sẻ trách nhiệm làm cha mẹ đối với con cái, là gương để con có thể nhìn vào và bắt chước áp dụng trong cuộc sống.

Tất nhiên, chồng hay vợ đều nên có một số tiền riêng của mỗi người để phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Đây hoàn toàn là không gian riêng biệt cần người kia tuyệt đối tôn trọng, tránh sự soi mói, dò hỏi hay điều tra nguồn gốc của chúng. Không ai muốn bị kiểm soát đến từng chi tiết như vậy, dù là đàn ông phóng khoáng hay phụ nữ chi li. 

Bình luận đánh giá: Hạn chế khéo léo bất đồng tài chính gia đình
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà