Hậu quả của việc lạm dụng dụng cụ hút mũi cho bé
17/04/2018 (395 lượt xem)
Nhiều mẹ cứ nghĩ càng rửa mũi, hút mũi nhiều thì càng lấy sạch dịch mũi ra hết cho con và nhờ đó mà bé nhanh khỏi sổ mũi, ngạt mũi. Thế nhưng, mẹ hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để có cách hiểu đúng nhất về vấn đề này nhé
Thời tiết giao mùa là khoảng thời gian các bà mẹ có con nhỏ tỏ ra lo lắng nhất. Bởi khi đó bé sẽ rất dễ bị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng và dẫn tới nhiều biến chứng viêm đường hô hấp nghiêm trọng.
Để giúp mẹ tự chăm sóc và vệ sinh mũi cho bé tại nhà, hiện rất nhiều hãng sản xuất đồ cho bé tung ra thị trường nhiều sản phẩm dụng cụ hút mũi khác nhau, được thiết kế khoa học, chất liệu an toàn với bé và cũng khá dễ sử dụng. Với dụng cụ này, bé sẽ được làm sạch khoang mũi, thông thoáng hơn, dễ thở hơn mỗi lần bị viêm mũi.
Hiện trên thị trường có rất nhiều dụng cụ hút mũi khác nhau, từ các dòng đơn giản như bóng bóp, hút mũi bằng dây cho tới các sản phẩm dụng cụ hút mũi bằng pin, bằng điện tiên lợi. Tùy vào nhu cầu, tình hình sức khỏe của bé và khả năng tài chính mà mẹ có thể chọn sản phẩm phù hợp nhất nhé
Sau khi đã chọn được sản phẩm hút mũi an toàn cho bé rồi, mẹ có nên dùng quá thường xuyên hay không? Tần suất dùng như thế nào là tốt? Hãy cùng đọc kỹ các thông tin dưới đây nhé
Tuy dụng cụ hút mũi sẽ giúp lấy bớt dịch nầy mũi, bé dễ thở hơn nhưng nếu mẹ lạm dụng, hút mũi quá nhiều lần trong ngày thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, cụ thể như sau
Làm khô mũi: Dịch mũi có chức năng bảo vệ, tạo độ ẩm và chặn bụi bẩn vào mũi. Nếu mẹ hút quá nhiều sẽ làm khô mũi, kích thích niêm mạc mũi bị tổn thương, mất lớp màng bảo vệ tự nhiên của mũi bé
Gây nhiễm trùng: Việc sử dụng quá liên tục và thường xuyên trong một ngày có thể mẹ sẽ vội, không tiệt trùng dụng cụ hút mũi cẩn thận. Do đó sẽ có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn nhanh hơn, bệnh bé càng nặng hơn
Khiến bé nôn trớ: Vì mong muốn bé nhanh khỏi sổ mũi, nhiều mẹ hút liên tục trong ngày, thậm chí con vừa uống sữa bột, ăn bột ăn dặm no xong mẹ cũng hút mũi khiến bé bị kích ứng, nôn trớ khó chịu. Điều này khiến bé đang ốm lại không hấp thụ được dinh dưỡng đầy đủ nên giảm sức đề kháng của cơ thể
Về nguyên tắc, nếu bé bị sổ mũi thì mỗi ngày mẹ chỉ nên hút mũi cho bé từ 2 tới 3 lần bằng dụng cụ hút mũi an toàn, khoa học. Mẹ cần thực hiện việc hút mũi đúng thao tác để đảm bảo việc vệ sinh mũi khoa học nhất
Hi vọng với những thông tin trên, mẹ sẽ hiểu hơn về cách sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé, từ đó chăm sóc sức khỏe của bé tốt nhất.