Hi vọng mới cho trẻ mắc bệnh tự kỷ
02/02/2010 (464 lượt xem)
Những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học hàng đầu tại Anh và Mỹ chỉ ra rằng, bệnh tự kỷ, thường xuất hiện nhiều ở trẻ em, có nguyên nhân sâu xa từ sự biến đổi gen trong cơ thể.
Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra trên một nhóm người bị mắc ASDs (chứng rối loạn dạng tự kỷ - cứ 150 bé trai lại có một bé mắc bệnh). Đối tượng nghiên cứu đều được đánh giá là yếu về năng lực tương tác, giao tiếp xã hội, khả năng tập trung hạn chế, cũng như thường có những hành vi lặp đi lặp lại trong cuộc sống.
Trước đây, sự biến đổi gen trong cơ thể cũng từng được ám chỉ đến chứng bệnh ASDs, tuy nhiên mối liên quan này chưa được xác định rõ ràng. Với những nghiên cứu mới nhất về cấu trúc AND của hàng nghìn tình nguyện viên tham gia, bí mật về căn nguyên bệnh tự kỷ mới được khai mở.
Nghiên cứu lớn nhất được tiến hành trên xấp xỉ
13.000 người tại Mỹ, hầu hết đến từ những gia đình bị ảnh hưởng của căn
bệnh tự kỷ. Ở Anh, các nhà khoa học cũng tiến hành điều tra trên 500
người để so sánh tòan bộ mã gen khi nghiên cứu cấu trúc AND của tình
nguyện viên. Kết quả cho thấy, những protein có tên gọi “phân tử kết
dính tế bào†– có vai trò thiết yếu trong hình thành màng não và chỉ
huy phương thức giao tiếp của tế bào thần kinh – chính là căn nguyên
của các chứng rối loạn tự kỷ. Dựa vào đây các nhà khoa học có thể sẽ
tìm ra giải pháp chữa trị tối ưu nhất.