Hiểu biết để sử dụng mỹ phẩm 1 cách an toàn
24/11/2012 (572 lượt xem)
Mỹ phẩm được định nghĩa là những sản phẩm dùng trên cơ thể người nhằm làm sạch, làm đẹp, tăng sự hấp dẫn hoặc làm thay đổi ngoại hình mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hay các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mỹ phẩm đều chứa hoá chất và chất độc, vì thế những tác dụng phụ của mỹ phẩm có thể có hại cho sức khoẻ của người sử dụng.
Kem chống nhăn: Được phụ nữ dùng nhiều, chất collagen (tạo keo) trong kem giúp cho da đẹp, nhưng sau nhiều năm, chất collagen co lại và làm phát sinh các nếp nhăn. Lanolin cũng là một chất trong kem còn chứa cả chất diệt cỏ, chất gây ung thư và dioxin. Những hoá chất này thực sự không đảo ngược được tiến trình lão hoá mà chỉ giúp giữ ẩm cho da.
Kem lót hay dịch làm nền: Chủ yếu chế tạo từ tiến trình chế biến dầu hoả, được coi là chất ô nhiễm có tác dụng xấu đến hormon của con người. Loại mỹ phẩm này bị nghi ngờ có chứa các tác nhân gây ung thư và làm chậm tiến trình đổi mới tế bào dẫn đến lão hoá sớm. Các chất chống nắng còn nguy hiểm hơn, cũng được chế tạo từ dầu mỏ và có thể gây ung thư da, đại tràng và vú.
Son môi: Gây tổn thương nhiều nhất cho sức khoẻ, độc hại nhất trong số các mỹ phẩm. Một số son môi chứa các thành phần có thể gây ung thư, thai đẻ ra chết hay có dị tật. Nhiều dấu hiệu bất thường đã được cảnh báo khi dùng son môi như: Ban đỏ ở da, đau mắt đỏ, sưng lợi, tê bì và những vấn đề về hô hấp. Dầu thơm, thuốc nhuộm bền vững và hoá chất dùng để chế tạo son môi có thể gây ra dị ứng và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
Sơn móng tay: Chứa các chất độc hại như toluene, phenol và xylene. Phenol bị nghi ngờ là thành phần gây ung thư, có thể gây sần da nếu tiếp xúc. Toluene có thể gây nhức đầu, mất đi sự thèm ăn và gây buồn nôn.
Một số chất độc được dùng phổ biến trong hoá mỹ phẩm như:
1. Sodium lauryl sulfate (SLS): Được sử dụng nhiều nhất, chủ yếu trong kem đánh răng, kem cạo râu, dầu gội đầu, sữa tắm, nước súc miệng… SLS được xem là nguy hiểm nhất trong các chất hữu cơ dùng để sản xuất mỹ phẩm.
2. Polyethylene glycol (PEG): Sử dụng trong kem dưỡng da, chống khô da. Chất này gây ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.
3. Propylen glycol (PG): Có trong son môi, thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, khử mùi, kem đánh răng. PG gây ảnh hưởng xấu lên gan, não, thận.
4. Isopropyl alcohol: Được dùng trong thuốc nhuộm tóc, kem cạo râu, kem làm mềm da tay. Chất này gây nhức đầu.
5. Triethanolamine (TEA), Diethanolamine (DEA) và Monoethanolamine (MEA): Có trong sữa tắm, dầu khử mùi, kem chống nắng… Các chất này dễ được hấp thu qua da, gây hại cho gan, thận và hệ thần kinh trung ương.
Khuyến cáo với người dùng mỹ phẩm
Không phải mọi mỹ phẩm đều có hại, nhiều sản phẩm rất cần thiết để vượt qua những vấn đề như trứng cá, nếp nhăn, da lão hoá. Mỗi người có loại da riêng, nếu là loại da nhạy cảm thì cần chọn mỹ phẩm thích hợp. Những người có làn da nhạy cảm, hay bị bệnh dị ứng như bệnh eczema, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhức nửa đầu là đối tượng dễ bị dị ứng mỹ phẩm nhất
Có nhiều hoá chất trong mỹ phẩm, vì vậy nên dùng các mỹ phẩm được chế tạo bằng các nguyên liệu tự nhiên (lô hội, thảo mộc, rau quả, nghệ, tinh chất gỗ trầm…) vì không gây tổn thương nhiều cho da, giữ cho da có độ ẩm lâu bền.
Chỉ nên dùng mỹ phẩm tốt, có thương hiệu. Trên thực tế, kể cả với mỹ phẩm của các hãng danh tiếng, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng hay dị ứng, do từng cơ địa hoặc do thiếu hiểu biết về cách sử dụng mỹ phẩm an toàn. Tuy nhiên, nguy cơ, mức độ dị ứng những loại mỹ phẩm cao cấp này thường thấp hơn những mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường
Không dùng khi không cần thiết, ví dụ khi ở nhà hay không phải ra ngoài và luôn tẩy rửa mỹ phẩm khi đi ngủ.
Thực hành chế độ ăn lành mạnh, uống nhiều nước và các dịch khác có tác dụng tốt đến cấu trúc da, giúp cho da sáng láng mà không cần dùng mỹ phẩm.
Không thể phủ nhận rằng sử dụng mỹ phẩm cũng là một cách để tăng thêm sự tự tin và cả sức khoẻ vì làm đẹp cho bản thân là một trong những cách để chống stress – nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn sinh lý và bệnh tật nhưng người sử dụng cần lưu ý về nguy cơ “con dao hai lưỡi” của các sản phẩm này.