Khả năng ghi nhớ của bé giai đoạn dưới 18 tháng tuổi
24/01/2013 (692 lượt xem)
Giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi, bộ nhớ của bé đã bắt đầu phát triển. Cùng Shop Trẻ Thơ khám phá khả năng ghi nhớ kỳ diệu của bé nhé!
Những điểm lưu ý khác về bộ nhớ của bé 6 tháng đầu đời:
- 2 tháng, bé bắt đầu ghi nhớ được nhiều điều. Bé nhận ra khuôn mặt cha mẹ, bởi vì bé được nhìn thấy cha mẹ thường xuyên. Khi lớn hơn, bé ghi nhớ được nhiều hơn những hình ảnh xung quanh. Tất nhiên, bạn cần nhắc bé nhiều lần bởi vì kỹ năng ghi nhớ ở bé giai đoạn này còn hạn chế.
- Từ khoảng 4 tháng, bé nhận ra tên của mình khi bạn gọi bé. Bé cũng học hỏi để nhận ra sự khác biệt giữa người lạ và khuôn mặt quen thuộc. Bé có thể khóc khi nhìn thấy một người nào đó mà bé không nhận ra.
- Từ 6 tháng, bé phát triển kỹ năng “nhớ lại” trước khi đi ngủ; ví dụ, bé nhớ được chuyện cuối cùng trước khi ngủ thiếp đi.
- 7-9 tháng, bé bắt đầu hiểu khái niệm “đối tượng tồn tại” và bé chỉ hiểu là khi mẹ rời khỏi phòng nghĩa là mẹ sẽ đi mất.
- 10 tháng, bộ nhớ của bé phát triển nhanh chóng, bé có thể nhận ra người quen ngay cả khi bé không gặp một vài ngày. Bé có thể bày tỏ niềm vui với người mà bé yêu quý hơn cả.
- Giai đoạn này, bé nhận thức tốt về môi trường xung quanh và những gì quen thuộc nhất với bé. Điều này giúp bé biết tham gia một trò chơi ngắn, vui vẻ.
12-18 tháng
- Khi bạn Nói với bé một vài từ nào đó ở tuổi lên 1, bé có thể bắt đầu kết hợp chúng với những kỷ niệm. Chẳng hạn, khi bạn Nói bà ngoại thì bé có thể hình dung ra khuôn mặt của bà ngoại và thời gian gần đây nhất được vui chơi bên bà ngoại.
- Đến 18 tháng, bé có thể nhớ được một đối tượng ngay cả khi nó biến mất khỏi tầm mắt bé.
- Nếu bạn muốn bé không làm điều gì đó, bạn có thể phải nhắc nhở hàng trăm lần. Bộ nhớ của bé chưa được chuẩn như người lớn nên mẹ “nói trước” thì bé dễ “quên sau”.
- Khi bé lớn, bé có thể tập trung vào một trò chơi lâu hơn, bé cũng ngồi lâu hơn đủ để nghe một câu chuyện hoặc xem một bộ phim.