Khi nào cho trẻ ăn dặm? 3 bất ngờ lớn mẹ đã biết hay chưa?
11/09/2018 (656 lượt xem)
Những bà mẹ trẻ thường thiếu kinh nghiệm khi nuôi dạy con, đặc biệt là con đầu lòng. Một trong những vấn đề đó là khi nào cho trẻ ăn dặm và thực đơn ra sao. Đừng quá lo lắng, mình sẽ giải đáp tất cả những băn khoăn của các mẹ về vấn đề khi nào cho bé ăn dặm trong bài viết này.
1. Sữa mẹ và việc bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ. Trẻ được dùng sữa mẹ sẽ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn những trẻ khác dùng sữa ngoài, kể cả loại sữa cho bé đó đáng giá cả mấy triệu bạc. Là người mẹ, hơn ai hết chúng ta hiểu con mình cần sữa như thế nào. Khi trẻ bị thiếu sữa sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sức đề kháng và trí não.
Trẻ từ 4 tháng tuổi là có thể ăn dặm
Bé thường thiếu canxi, kẽm, và cả thiếu máu trong quá trình phát triển. Các mẹ sẽ dễ dàng nhận ra dấu hiệu thiếu chất ở bé, biểu hiện như:
- Bạn thấy bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc, lười chơi, vùng gáy và đầu ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, bé từ 6 tháng tuổi còn chậm đi, đứng, bò, mọc răng chậm. Khi xuất hiện những triệu chứng trên, bé nhà bạn có thể đang thiếu một lượng lớn canxi.
- Bé hay bị tiêu chảy kéo dài, sụt cân, vị giác bất thường, chậm lành vết thương, kém minh mẫn. Nhiều bé thậm chí cơ quan sinh dục của bé chậm trưởng thành. Đây là những dấu hiệu tương đối khó phát hiện, đến cả bà chị chuyên gia dinh dưỡng mình quen cũng có bé rơi vào tình trạng này, và chắc chắn bé đang bị thiếu kẽm.
- Kể cả ở người lớn, khi thiếu máu da dẻ sẽ thường xanh xao, cơ thể mệt mỏi, đuối sức. Bé bị thiếu máu sẽ hay cáu gắt, lười bú, bú không ngon miệng, khó thở, đặc biệt mắt môi và dưới ngón tay đóng màng. Nhiều mẹ cho rằng bé bị mệt hoặc buồn ngủ, nhưng thực chất đó là triệu chứng của việc thiếu máu.
- Dấu hiệu khi bé bị thiếu vitamin A đó là da dẻ thô ráp, sần sùi, bong vảy, mắt bị khô. Mẹ đừng vội vàng cho con đi viện, mà hãy bổ sung kịp thời các chất chứa nhiều vitamin A như cà rốt, chuối...
- Trẻ bị thiếu chất sẽ dẫn đến các bệnh phổ biến như còi xương, suy dinh dưỡng, lười ăn, chậm lớn, hen suyễn, các bệnh về đường tim mạch. Vì vậy, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu trên, mẹ cần nhanh chóng bổ sung các dưỡng chất để bé có thể phát triển toàn diện và bắt kịp với bạn bè cùng trang lứa.
2. Khi nào cho trẻ ăn dặm?
Mỗi bé sẽ có thời điểm ăn dặm khác nhau. Bé đầu nhà mình 4 tháng đã đòi ăn dặm còn bé sau lại phải hơn 5 tháng. Bé sẽ tự có những triệu chứng lạ, báo hiệu cho mẹ biết rằng cho trẻ ăn dặm khi nào là tốt nhất. Bạn sẽ thấy con mình có những biểu hiện sau:
- Bé đạt 4 tháng tuổi: Khi bé nhà bạn đạt từ 4 tháng tuổi trở lên, là thời điểm nên cho bé ăn dặm. Thế nhưng mom cũng đừng quá lo lắng khi thấy bé khác đã đòi ăn còn con mình thì không. Do cơ thể mỗi bé khác nhau, vì vậy hãy chờ đến lúc con có những biểu hiện đòi ăn dặm nhé.
- Muốn đợi để được bú tiếp: Khi mẹ đã dừng rồi nhưng bé vẫn há miệng muốn tiếp tục bú thì con đã có thể ăn dặm được rồi. Mình để ý thấy bé nhà mình liên tục đòi bú kể cả khi mình đã ngừng. Đây là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất báo hiệu nên cho trẻ ăn dặm.
Trẻ hợp tác với mẹ khi muốn ăn dặm
- Bé có khả năng ngồi tương đối vững. Miệng bé chóp chép liên hồi ngay cả khi vừa được cho bú no sữa. Cơ thế bé phát triển tốt hơn cũng là dấu hiệu bé đã đến lúc ăn dặm. Mom hãy chuẩn bị kiến thức và tinh thần để phục vụ bé.
- Bé ngủ không sâu giấc vì đói. Bé thường quấy đêm, hay khóc cũng là một trong những triệu chứng để mẹ biết khi nào cho trẻ ăn dặm. Bé nhà mình khi muốn ăn, hầu như chỉ khóc và quấy chứ. Vì vậy, mình đã rút kinh nghiệm và chuẩn bị đầy đủ thức ăn hàng ngày để khi bé muốn ăn là mình lại bổ sung ngay.
Khi thấy bé có những dấu hiệu trên chứng tỏ đã đến lúc bạn nên cho bé ăn dặm. Hãy tìm hiểu và lên thực đơn ăn dặm cho bé để đảm bảo sức khỏe. Đừng quá lo lắng hay vội vàng, bởi mặc dù là lần đầu bé tiếp xúc với đồ ăn nhưng đa số các bé đều dễ hấp thu, tỏ ra thích thú trước thực phẩm mới này.
3. Nguyên tắc " bất di bất dịch" cho trẻ sơ sinh ăn dặm
Khi phát hiện thấy bé có nhiều triệu chứng muốn ăn dặm, bạn hãy tuân thủ các nguyên tắc để bé hấp thu thức ăn một cách tốt nhất.
Giai đoạn 4-6 tháng tuổi:
Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc: Từ khi sinh ra, bé mới chỉ bú sữa mẹ hoặc ăn sữa ngoài, vì vậy để bé có thể hấp thu tốt đồ ăn dặm thì mẹ phải pha nó thật loãng, giúp bé ăn dễ hơn và không bị nghẹn. Sau khi đã tập quen với thức ăn loãng, hãy chuyển nó sang đặc dần. Hầu hết, các mẹ đều sử dụng cháo loãng hết mức có thể, giống như nước trong mấy ngày đầu bé tập ăn.
Các mẹ tham khảo tại đây: Bột dinh dưỡng Heinz cho trẻ 4-6 tháng tuổi
Thực phẩm cho trẻ ăn dặm
Ăn từ ít đến nhiều: Thời gian đầu, mẹ hãy cho bé ăn dặm xen với bú. Và lượng thức ăn hợp lý đó là 1 thìa mỗi bữa, sau đó tăng dần. Do đây mới là thời gian để bé tập quen với thức ăn mới, vì vậy bạn không cần quá quan trọng bé ăn được nhiều hay ít, mà hơn hết hãy xem xét bé có hợp hay không.
Ăn từ bột ngọt sang bột mặn: Lúc đầu, mom hãy chế biến các món ăn dặm cho bé mang hương vị ngọt giống sữa như rau củ quả xay nhuyễn trộn với sữa. Hãy nhớ rằng đừng vội vàng cho trẻ ăn đồ mặn ngay, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ luôn là người hiểu con nhất, vì vậy bạn sẽ biết con mình muốn gì và ghét gì để điều chỉnh thực đơn sao cho hợp lí nhất.
Giai đoạn 6-9 tháng:
Chọn thực phẩm ăn dặm: Khi bé đạt 6 tháng tuổi, mẹ cần chú trọng đến loại thức ăn bé hấp thu mỗi ngày vì đây là thời điểm thực phẩm ăn dặm là nguồn hấp thu chính. Cần đảm bảo đủ 4 loại dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn: Chất đạm, chất rau, chất béo, chất tinh bột.
Không nêm mắm muối vào thức ăn của trẻ: Bạn đừng lầm tưởng rằng khi nêm mắm muối sẽ có vị giúp bé dễ ăn. Nhưng không phải, thận của bé vẫn còn yếu, và khi có gia vị mặn, chúng sẽ phải làm việc quá sức.
Các mẹ tham khảo tại đây: Bột dinh dưỡng cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi tốt nhất
Giai đoạn 9-12 tháng:
Tiếp tục cho bú sữa mẹ: Mặc dù lúc này, bé đã ăn dặm được một thời gian nhưng bạn vẫn phải cho bé bú sữa mẹ đan xen với ăn dặm. Bởi có như vậy bé mới đạt được sức khỏe và sự phát triển tốt nhất.
Các mẹ tham khảo tại đây: Các loại bột dinh dưỡng cho bé từ 9-12 tháng tốt nhất
4. 3 bất ngờ chưa chắc mẹ đã biết khi nào cho trẻ ăn dặm
Nếu lần đầu nuôi con, mom sẽ gặp muôn vàn những thắc mắc, và đó là điều dễ hiểu mà ai cũng đều trải qua. Về vấn đề ăn dặm cho bé, có 3 bất ngờ chưa chắc mẹ đã biết:
- Trẻ ăn dặm nhiều vẫn suy dinh dưỡng: Đây là thực trạng của rất nhiều trẻ em Việt Nam. Mặc dù được ăn dặm đầy đủ nhưng vẫn bị suy dinh dưỡng. Khá nhiều bà mẹ chia sẻ rằng, bé được ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc nhưng không hiểu sao vẫn gầy.
- Nguyên nhân vô cùng dễ hiểu đó là do tình trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng, do trẻ được ăn dặm quá sớm và bị cai hẳn sữa mẹ - nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, còi xương, nhẹ cân. Đặc biệt cho trẻ ăn dặm quá sớm khi cơ thể còn chưa muốn hấp thu cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ốm yếu, còi cọc ở trẻ. Vì vậy, chỉ nên cho bé ăn dặm khi đạt từ 5 tháng tuổi.
Thực phẩm cho trẻ em ăn dặm
- Trẻ ăn dặm với nước hầm xương chưa hẳn đã đủ chất: Nhiều mẹ cho rằng nước hầm xương là nguyên liệu bổ dưỡng cho thực phẩm ăn dặm của trẻ. Và mẹ ra sức cho bé ăn. Thế nhưng trong nước hầm xương chỉ chứa 0,6 gam đạm/ 100ml nước, trong khi bé cần đến 30 lần như thế trong một ngày. Ngoài ra, nước hầm xương cũng không cung cấp đủ lượng canxi thiết yếu cho trẻ, vì vậy trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng cũng là điều dễ hiểu.
- Không phải cứ tôm, cua, thịt, cá là trẻ phát triển khỏe mạnh: Thông thường chúng ta đều nghĩ rằng cứ hải sản là tốt cho xương, cứ ăn nhiều đồ tươi là bé sẽ phát triển tốt. Thế nhưng khoa học đã chứng minh rằng, không phải ăn nhiều hải sản là tốt, bạn cần kết hợp nó với các dưỡng chất khác như chất xơ, sữa, chất béo…để bé có thể phát triển toàn diện. Mẹ cũng nên nhớ rằng, hãy sử dụng xen kẽ các loại thực phẩm thay vì ăn một loại với khối lượng lớn cùng lúc.
Nên dùng đồ tươi hay đồ hộp?
Thực phẩm tươi sống sẽ tạo nên cảm giác ngon miệng và giữ được nguyên dưỡng chất có trong đó khi chế biến. Vì thế, các mẹ không nên mua quá nhiều thức ăn sẵn và chất trong tủ. Ngược lại, hãy đi chợ hằng ngày để thay đổi món ăn và lựa chọn thực phẩm tươi xanh. Mình thường chịu khó dậy sớm và đi chợ vào mỗi sáng để chuẩn bị thức ăn cho cả ngày. Vì muốn con có đủ chất nên trong suốt 1 tuần mình không lặp lại thực đơn một lần nào, như vậy, bé sẽ ăn ngon miệng hơn.
Nên cho trẻ ăn dặm như thế nào?
Bé đến tuổi và có dấu hiệu ăn dặm rồi. Vậy trẻ nên ăn dặm như thế nào là hợp lý? Khi nào cho trẻ ăn bột mặn là tốt nhất?
Mẹ hãy cố gắng tuân thủ các nguyên tắc cho bé ăn dặm theo từng tháng tuổi.
Không nên ép trẻ ăn dặm
Không nên ép trẻ ăn nhiều vì điều đó sẽ dẫn đến sự chán ăn, không thu hút trẻ. Hãy để trẻ ăn đúng giờ và chỉ ăn đủ lượng thực phẩm mà cơ thể bé cần.
Thường xuyên thay đổi thực đơn để tạo sự thích thú, cũng như giúp bé phát triển tốt nhất. Nếu có thời gian, mom hãy lập ra bảng thực đơn ăn dặm cho bé để thay đổi món ăn và có sự điều chỉnh hợp lý.
Hi vọng những kiến thức trong bài sẽ giúp mẹ biết khi nào cho trẻ ăn dặm là tốt nhất.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!