Kinh nghiệm chăm sóc bé trong giai đoạn ăn dặm
01/08/2013 (520 lượt xem)
Làm mẹ ai cũng mong muốn mang lại cho con những điều tốt nhất, nên vấn đề chăm sóc con trong giai đoạn ăn dặm không tránh khỏi băn khoăn lo lắng, nhất là những bà mẹ lần đầu sinh con. Để giúp các mẹ có thể tìm ra phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho bé yêu của mình ShopTreTho.com.vn xin chia sẻ một số kinh nghiệm chăm sóc bé trong thời kỳ ăn dặm để các mẹ tham khảo.
Khi chiếc răng đầu tiên của bé mọc lên (thông thường là khoảng thứ 6) đó là dấu hiệu chắc chắn rằng bé đã muốn ăn dặm rồi, vì thế các mẹ cũng cần lên thực đơn cho bé trong những tháng ăn dặm đầu tiên thật kỹ lưỡng. Chú ý không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng) vì lúc này dạ dày và thận của bé còn rất non nớt, đang trong giai đoạn hoàn thiện nên khó có thể tiêu thụ được các loại thức ăn “rắn” hơn sữa mẹ.
Trong chế độ ăn dặm của bé cũng cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất gồm: bột đường (bột, cơm, cháo, mì), đạm (thịt, cá, gà, tôm, cua, hải sản), chất xơ (đậu phụ, các loại hạt đậu hoặc sữa có đậu nành), vitamin và khoáng chất (trái cây, rau củ hoặc uống nước ép). Ngoài ra, cần cho thêm 2 muỗng dầu ăn vào chén bột để tăng năng lượng cho bé. Khi bé ăn dặm, hạn chế sử dụng bột ngọt và muối trong bữa ăn của trẻ, vì đây là những gia vị rất có hại cho sức khỏe của trẻ.
Khi bé "khởi động" ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé thử một loại thức ăn mới trong ngày với định lượng ít (khoảng vài thìa cafe) để theo dõi khả năng dung nạp của bé và các thể dị ứng (nếu có). Sau 2 đến 3 ngày, mẹ có thể thử một loại thức ăn mới để "đổi vị" cho bé và tăng dần lượng thức ăn lên theo nhu cầu của bé. Các mẹ cũng không nên quá sốt sắng việc đổi món cho con vì bé cần phải có thời gian để làm quen với một thức ăn hoàn toàn mới
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp bé làm quen với mùi vị thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống, vì vậy, mẹ không nên ép bé ăn, hãy để bé ăn theo nhu cầu và sở thích. Mẹ nên cho bé ăn bằng thìa để kích thích phản xạ nhai, nuốt; cần cho bé ăn đúng bữa, đúng giờ quy định hằng ngày.
Do bé đang quen với thức ăn lỏng là sữa nên lúc đầu, mẹ nên pha bột thật lỏng, chỉ đặc hơn sữa một chút, rồi tăng dần độ đặc của thức ăn lên. Thức ăn giai đoạn đầu tập ăn phải mịn, không gợn, tránh bé bị hóc.
Ở giai đoạn đầu, bé có thể ăn bột gạo pha với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc các loại bột ngọt, bé quen rồi thì mẹ chuyển dần sang bột mặn (bột thịt, bột cá, tôm, gà…). Khi bé đã có phản xạ ăn uống tốt (biết nhai, nuốt, đảo thức ăn…) và có niềm vui với việc ăn uống, mẹ nên điều chỉnh lượng thức ăn và độ đặc của thức ăn để giúp bé nạp đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não.