Kinh nghiệm dạy trẻ sơ sinh tập bơi
18/04/2017 (897 lượt xem)
Bơi vốn là bản năng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Sau khi sinh nếu bé không có cơ hội tiếp xúc với môi trường nước thì bé sẽ dần mất đi bản năng đó. Vì vậy mẹ nên cho bé học bơi càng sớm càng tốt. Khoảng từ 2-3 tháng trở đi là bé đã có thể học bơi.
Theo nghiên cứu từ thực tiễn thì các bé dưới 2 tháng tuổi sẽ học bơi rất nhanh vì lúc này những phản xạ khi tiếp xúc với nước vẫn chưa bị mất đi. Tuy nhiên đó chưa gọi là bơi mà chỉ là những phản xạ vốn có. Để có thể từ phản xạ trở thành kỹ năng bơi lội thành thục thì còn cần phải qua quá luyện tập. Để giúp các bé tập bơi một cách hiệu quả nhât là mẹ hãy áp dụng những kinh nghiệm dưới đây.
1. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết
Trước khi chuẩn bị cho bé tập bơi, mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết trong quá trình bơi cũng như sau khi bơi xong. Gồm:
- Đồ bơi cho bé: Mẹ cho bé mặc quần đùi, áo ba lỗ, hoặc mặc bodysuit và quần lót mỏng cũng được. Miễn là mặc thật gọn và nhớ không quấn tã cho bé để bé thoải mái bơi lội.
- Phao bơi cho bé: Tùy theo độ tuổi của bé mà mẹ chọn loại phao bơi phù hợp. Với các bé từ sơ sinh đến 2 tuổi thì mẹ nên chọn loại phao bơi tròn đỡ cổ, hoặc phao bơi xỏ chân có chỗ ngồi để đảm bảo an toàn cho bé.
- Khăn tắm to mềm: Để lau khô người bé khi tắm xong.
- Đồ chơi khi bơi cho bé (nếu có)
2. Địa điểm học bơi
Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện tài chính để mẹ lựa chọn đia điểm phù hợp cho bé tập bơi. Tốt nhất, mẹ nên đăng ký khóa học tại các trung tâm dạy bơi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ưu điểm của những trung tâm này là đáp ưng tốt tiêu chuẩn về an toàn cũng như vấn đề vệ sinh cho bé. Ngoài ra tại đây còn có các huấn luận viên có trình độ, chuyên nghiệp sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cho bố mẹ trong quá trình tập bơi cho bé. Nếu không có trung tâm dạy bơi thì mẹ có thể đưa bé đến các hồ bơi công cộng cũng được. Tuy nhiên lưu ý nên chọn địa điểm sạch sẽ, không quá đông người để bé dễ tập.
Nếu không, bạn có thể cho bé học bơi tại gia bằng cách mua các loại bể bơi cho trẻ em. Hiện nay có khá nhiều loại phao bơi đến từ nhiều hãng khác nhau với nhiều kích cỡ, màu sắc...cho bạn lựa chọn.
3. Các bước dạy bơi cho bé
Trước khi bơi không nên cho bé ăn hoặc bú quá no, vì khi xuống nước bé có thể bị nôn trớ và khó chịu. Nên cho bé đi vê sinh trước khi xuống bơi. Sau đó cho bé bò loanh quanh khu vực hồ bơi, với các bé lớn hơn thì cho bé chạy nhảy một lúc vừa giúp khởi động chân tay, vừa cho bé làm quen với môi trường nước.
Đầu tiên hãy tập những cái cơ bản nhất như đỡ bé đưa qua đưa lại dưới nước, phần đâu ở trên. Lúc đầu mới xuống bé có vẻ sợ sệt nhưng chỉ một lúc sau bé sẽ rất thích thú.
Khi bé đã làm quen với nước (khoảng 5 phut) thì bố mẹ bắt đầu dạy cho bé tập đạp tay đạp chân. Thỉnh thoảng có thể thả tay để bé tự bơi. Hoặc cho bé dùng phao bơi loại đỡ cổ để bé tự đạp tay chân. Với các bé sơ sinh dưới 2-3 tháng tuổi, khi bạn thả tay ra sẽ thấy bé hoàn toàn tự bơi được. Đây là bản năng từ khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy cho bé học bơi càng sờm càng tốt.
Trường hợp thả bé tự bơi mà bé bị sặc, mẹ hãy bình tĩnh bế bé lên, cho bé nghỉ vài phút rồi tập lại từ đầu.
Sau khi tập xong, mẹ cho bé lên bờ, lau thật khô người bé và mặc quần áo mới cho bé.
Với cácbé lớn hơn, phản xạ bơi gần như biến mất, vì vậy mẹ sẽ phải tốn nhiều thời gian, công sức hơn mới có thể dạy bé học bơi thành công.
4. Những lưu ý quan trọng khi dạy bé tập bơi
Mẹ luôn theo sát bé trong quá trình bé tập bơi. Kể cả khi bé đã biết bơi rồi thì mẹ cũng không được lơ là mà luôn để bé trong tầm kiểm soát, nhất là khi tắm ở hồ bơi công cộng sâu và rộng.
Không nên vội vàng mà hãy cho bé làm quen từ từ, tránh việc bé sợ hãi không muốn bơi. Điều quan trọng là phải làm cho bé cảm thấy "bể bơi là một món đồ chơi".
Nhiệt độ của nước phải luôn cân bằng với nhiệt độ của trẻ, tức khoảng 36 - 38 độ.
Không ngâm bé quá lâu dưới nước bé có thể bị cảm lạnh dẫn đến viêm phổi. Với các bé từ 2-8 tháng tuổi mỗi lần chỉ tập khoảng 7- 10n phút. Bé lớn hơn có thể tăng thêm thời gian từ 15 - 20 phút.
Có thể trang bị thêm cho bé một số vật dụng bảo hộ như kính mắt, ống bịt tai, mũi...
Sau khi tắm xong cần vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhất là phần tai, mắt. Có thể đưa bé đi khám định kỳ để kịp thời phát hiện và chữa trị nếu bé mắc bệnh do nước bẩn.
Tập đúng lịch, thường xuyên và kiên trì để đạt hiệu quả cao nhất.