Lê kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm cho cả năm
31/05/2013 (494 lượt xem)
Nếu bạn chỉ có tăng thu nhập mà không có "tiết kiệm" thì bạn sẽ không để ra được khoản dư nào cả. Vì vậy việc đi đôi với tăng thu nhập là bạn phải biết cách chi tiêu hợp lý và có một khoản " tiết kiệm". Để có một số dư bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.
Khoản chi tiêu cố định
Hãy liệt kê những khoản chi tiêu “không thể né tránh” trong năm nay của bạn. Đây là những sự kiện bạn phải tham gia như: lễ kỷ niệm của công ty, sinh nhật sếp hay người thân, du lịch với gia đình ngày lễ, đám cưới bạn thân… hay các khoản tiền điện, nước, Internet. Bạn có thể dự trù số tiền cụ thể cho từng việc. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch trích từ thu nhập của mình số tiền dành cho những khoản chi lớn và cố định này.
Lập sổ tiết kiệm
Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi cho sinh hoạt trong tháng, bạn hãy gửi tất cả số tiền dư vào tài khoản tiết kiệm. Điều này giúp bạn không “tiện tay” xài tiền mỗi khi nổi hứng muốn mua sắm cái gì. Bên cạnh đó, việc nhìn thấy số tiền tiết kiệm tăng lên mỗi tháng cũng là “cảm hứng” khiến bạn có động lực để dành nhiều tiền hơn.
Việc để tiền tản mác, thiếu tập trung khiến bạn khó kiểm soát tài chính. Hơn nữa, số tiền trong tài khoản ngân hàng vừa giúp bạn bảo quản chúng tốt hơn vừa có thể sinh lợi cho bạn do có lãi suất.
Chi phí phát sinh
Ngoài những khoản chi tiêu cố định, bạn còn hàng tá những việc bất ngờ phải chi tiền. Vì vậy, mỗi tháng, bạn có thể đặt mục tiêu. Ví dụ giữ lại 10% dành cho những việc phát sinh bất ngờ như chữa bệnh, sửa xe… Quỹ này chỉ có nhiệm vụ giúp bạn “nhẹ vốn” khi có chuyện bất ngờ, đừng mang chúng ra dùng vì những lý do như bạn chợt “kết” chiếc váy nào đó và mua ngay. Thiếu phân chia rõ ràng các khoản chi tiêu sẽ khiến bạn lãng phí nhiều tiền cho tiêu dùng và thiếu hụt tài chính khi có việc quan trọng hơn.
Cân đối thu - chi
Bạn nên ghi lại những khoản thu - chi mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được mình đã chi bao nhiêu tiền cho việc gì trong một tháng qua. Không kiểm soát dòng tiền và không ghi chép những khoản thu - chi, bạn sẽ khó phát hiện ra mình có tiêu xài “quá tay” cho việc nào đó không. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh lại chi tiêu cho kịp thời.
Mỗi hai tháng, bạn nên xem lại tổng thể việc thu - chi trong gia đình. Lúc này, bạn cần nhận định những khoản tiêu tiền nào lãng phí, phải cắt giảm. Nhờ việc “sơ kết” định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt và chủ động hơn trong cuộc sống.
Khoản chi tiêu cố định
Hãy liệt kê những khoản chi tiêu “không thể né tránh” trong năm nay của bạn. Đây là những sự kiện bạn phải tham gia như: lễ kỷ niệm của công ty, sinh nhật sếp hay người thân, du lịch với gia đình ngày lễ, đám cưới bạn thân… hay các khoản tiền điện, nước, Internet. Bạn có thể dự trù số tiền cụ thể cho từng việc. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch trích từ thu nhập của mình số tiền dành cho những khoản chi lớn và cố định này.
Lập sổ tiết kiệm
Sau khi trừ đi tất cả các khoản chi cho sinh hoạt trong tháng, bạn hãy gửi tất cả số tiền dư vào tài khoản tiết kiệm. Điều này giúp bạn không “tiện tay” xài tiền mỗi khi nổi hứng muốn mua sắm cái gì. Bên cạnh đó, việc nhìn thấy số tiền tiết kiệm tăng lên mỗi tháng cũng là “cảm hứng” khiến bạn có động lực để dành nhiều tiền hơn.
Việc để tiền tản mác, thiếu tập trung khiến bạn khó kiểm soát tài chính. Hơn nữa, số tiền trong tài khoản ngân hàng vừa giúp bạn bảo quản chúng tốt hơn vừa có thể sinh lợi cho bạn do có lãi suất.
Chi phí phát sinh
Ngoài những khoản chi tiêu cố định, bạn còn hàng tá những việc bất ngờ phải chi tiền. Vì vậy, mỗi tháng, bạn có thể đặt mục tiêu. Ví dụ giữ lại 10% dành cho những việc phát sinh bất ngờ như chữa bệnh, sửa xe… Quỹ này chỉ có nhiệm vụ giúp bạn “nhẹ vốn” khi có chuyện bất ngờ, đừng mang chúng ra dùng vì những lý do như bạn chợt “kết” chiếc váy nào đó và mua ngay. Thiếu phân chia rõ ràng các khoản chi tiêu sẽ khiến bạn lãng phí nhiều tiền cho tiêu dùng và thiếu hụt tài chính khi có việc quan trọng hơn.
Cân đối thu - chi
Bạn nên ghi lại những khoản thu - chi mỗi tháng. Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát được mình đã chi bao nhiêu tiền cho việc gì trong một tháng qua. Không kiểm soát dòng tiền và không ghi chép những khoản thu - chi, bạn sẽ khó phát hiện ra mình có tiêu xài “quá tay” cho việc nào đó không. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh lại chi tiêu cho kịp thời.
Mỗi hai tháng, bạn nên xem lại tổng thể việc thu - chi trong gia đình. Lúc này, bạn cần nhận định những khoản tiêu tiền nào lãng phí, phải cắt giảm. Nhờ việc “sơ kết” định kỳ sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính tốt và chủ động hơn trong cuộc sống.