Mách mẹ cách xử lý khi bé bị sốt co giật tại nhà
17/04/2017 (589 lượt xem)
Khi bé bị sốt, cách tầm soát tốt nhất là thường xuyên theo dõi nhiệt đọ cơ thể bé và hạ sốt khi cần thiết bằng các cách khác nhau theo hướng dẫn của bác sỹ. tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những trường hợp các bé sốt quá cao gây co giật mà không kịp tầm soát.
Để hướng dẫn cha mẹ cách xử lý kịp thời khi bé bị sốt co giật, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao bé lại bị sốt co giật và xử lý thế nào cho đúng nhé.
1. Tại sao trẻ bị sốt cao co giật
Co giật do sốt cao là một rối loạn co giật thường gặp nhất ở trẻ từ 6 đến 60 tháng tuổi, hay gặp hơn ở trẻ từ 6 - 36 tháng tuổi.
Rất khó để xác định được ngưỡng sốt cao co giật ở trẻ để tầ soát chính xác. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chính sau đây:
- Trẻ chịu ảnh hưởng yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có người thân hoặc cha mẹ bé có tiền sử bị sốt cao, co giật thì bé sẽ có nguy cơ bị sốt cao, co giật gấp 2 - 3 lần so với trẻ bình thường. Do vậy, yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng đối với trẻ hay bị sốt co giật
- Trẻ bị sốt và kèm theo các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Trẻ bị rối loạn chất điện giải, vitamin B6 cũng có nguy cơ cao gây sốt cao, co giật.
- Sốt cao, co giật thường gặp ở các bé trong độ tuổi 12 đén 26 tháng tuổi và tần xuất ở bé gái cao hơn các bé trai cùng độ tuổi.
- Thống kê cho thấy cơn co giật hay xảy ra khi trẻ có thân nhiệt từ 39,2 độ C- 40,2 độ C. Tuy nhiên, tùy cơ địa từng bé mà sốt co giật có xảy ra hya không. Có nhiều bé sốt trên 40 độ nhưng vẫn không bị co giật song có bé chỉ chạm 39.2 độ C là đã co giật.
2. Xử lý trẻ bị co giật tại nhà
Khi thấy con bị sốt co giật tại nhà, các bố mẹ phải hết sức bình tĩnh và thực hiện tuần tự những hướng dẫn sau đây:
- Gọi người hỗ trợ nếu trong nhà có người.
- Đặt trẻ nằm nghiêng sang phải nhằm đờm nhớt trong miệng dễ chảy ra ngoài tránh gây tắc đường thở dẫn đến ngạt khi bé đang co giật.
- Dùng bất cứ vật mềm nào để đặt giữa 2 hàm răng trẻ tránh trẻ cắn vào lưỡi. Việc này khá quan trọng, nhiều bé đã cắn đứt lưỡi khi co giật
- Bình tĩnh tháo bỏ bớt quần áo, sau đó hạ sốt bằng cách chườm khăn nước ấm, đắp khăn ấm lên những vùng có nếp gấp (nách và bẹn) nhiều lần để hạ nhiệt, đặt thuốc hạ sốt hỗ trợ qua đường hậu môn.
- Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xứ lý tiếp.
3. Không được làm khi xử trí trẻ sốt cao co giật tại nhà
- Không mất bình tĩnh mà dẫn đến không xử lý kịp thời và đúng cách
- Tuyệt đối không được tìm cách ngăn cơn giật bằng cách bế, ôm, ghì chặt trẻ vào lòng.
- Không được dùng vật cứng để đặt giữa 2 hàm răng trẻ
- Không cho bất kỳ thứ gì vào miệng (kể cả thuốc hạ sốt) khi trẻ đang trong cơn giật, điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở.
- Không được hạ sốt bằng cách lau mát bằng nước đá.