Mách mẹ một số cách chọn đồ chơi cho bé sơ sinh
20/11/2017 (649 lượt xem)
Với bé sơ sinh, mỗi bé có tính cách và sở thích khác nhau nên mẹ cần phải hiểu điều này để lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh an toàn và phù hợp
Đồ chơi treo nôi hay kệ chữ A cũng là gợi ý tuyệt vời cho bé trong giai đoạn sơ sinh
Đồ chơi cho bé sơ sinh ngày nay vô cùng đa dạng, phong phú. Bạn có thể tìm mua rất dễ dàng các món đồ sơ sinh cho bé chơi với màu sắc, chất liệu và thương hiệu hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên để tránh lãng phí và an toàn với sức khỏe của con bạn nên tìm đến những thương hiệu và cửa hàng bán đồ chơi trẻ em uy tín, chất lượng.
Sở thích chung của bé từ 6- 12 tháng tuổi:
Bộc lộc cảm xúc rõ hơn:
Giai đoạn này bé phân biệt được rất rõ người lạ và người quen, nên nhiều bé sẽ chỉ bám bà, bám mẹ...nếu có người lạ đế chơi bé sẽ khóc và không theo. Tuy nhiên với các bé dễ tính thì việc này chơi với người lạ cũng không phải là điều quá khó khăn. Giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi là giai đoạn bé bộ lộc cảm xúc mạnh và rõ nhất như: Giận dữ, thích thú hoặc không thích...
Bé nhạy cảm hơn với xung quanh:
Giai đoạn này khá nhạy cảm, gần như các giác quan của bé được phát triển một cách tối đa, nên bé rất nhạy cảm với âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình dạng...bé có thể nghe những âm thanh vui nhộn làm bé thích thú hơn, hoặc nếm thử đồ ăn xem mùi vị thế nào...
Bé có suy nghĩ riêng của mình:
Lúc 8 đến 12 tháng tuổi, bé đã bắt đầu vận dụng trí não của mình để làm được các điều như: vẫy tay chào hoặc gọi tên một số món đồ biết. Hoặc bé có những hành động rất tình cảm như: ôm cổ bố mẹ...thích làm những việc mà người lớn khen sau khi làm xong.
Lựa chọn đồ chơi cho bé sơ sinh
Đồ chơi kích thích thị giác:
Các loại đồ chơi kích thích thị giác phát triển phải là đồ chơi đa màu sắc như: Xúc xắc, sách vải hay thú nhồi bông....giúp bé dễ gọi tên và phân biệt màu rất dễ dàng.
Đồ chơi kích thích sáng tạo:
Những món đồ chơi như: Mô hình thú, các loại bát nhựa, chén nhựa...để bé tự do sáng tạo theo câu chuyện mà bé tưởng tượng. Hoặc đồ chơi xếp chồng cho bé trong giai đoạn này cũng là gợi ý hay.
Đồ chơi luyện phản xạ và thể lực:
Những chiếc đồ chơi như xe tập đi, đồ chơi bóng... là lựa chọn thông minh cho các bà mẹ giúp bé rèn luyện thể lực. Trong quá trình chạy theo nhặt bóng, chơi với bóng giúp bé tăng khả năng phản xạ, vận động và thể lực ở trẻ.
Đồ chơi phát triển thính giác:
Các loại đồ chơi âm thanh, đàn nhạc hay những con thú phát nhạc là món đồ chơi không thể thiếu cho bé trong giai đoạn này. Với nhiều loại âm thanh bé được nghe bé sẽ học cách bận biệt và lựa chọn được loại âm thanh mà mình yêu thích.