Mẹ nên làm gì khi bé hay nôn trớ?
12/09/2012 (500 lượt xem)
Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở bé, do đặc điểm của hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dạ dày còn ở tư thế nằm ngang. Nôn trớ có thể tự giảm khi bé lớn hơn.
Hiện tượng nôn trớ ở bé sơ sinh
Dấu hiệu
- Bé nhăn mặt, ngáp, há miệng, chảy nước bọt.
- Bé đổ mồ hôi, da tái xanh, ợ hơi, không chịu bú.
- Một số bé có biểu hiện nôn trớ không rõ ràng.
- Bé bú với tốc độ không hợp lý (quá nhanh hoặc quá chậm); Bú quá no; Vừa bú vừa cười đùa.
- Nuốt nhiều không khí: Khi bú mẹ, bé chỉ ngậm núm vú mà không ngậm sâu vào bầu vú. Hoặc khi bú bình, đầu vú không đầy sữa.
- Bé bị lắc mạnh hoặc đột ngột thay đổi tư thế sau khi bú.- Do dạ dày của bé lúc này còn nằm ngang, dung lượng nhỏ nên sữa dễ trào ngược từ dạ dày lên thực quản và tới miệng.
- Các nguyên nhân bẩm sinh ở bé bao gồm: teo (hoặc thoát vị) thực quản; thực quản ngắn; thực quản đôi (hoặc co thắt bất thường) Bé bị co thắt môn vị: Biểu hiện là bé hay quấy khóc, hờn dỗi, khó ngủ.
- Nguyên nhân bệnh tật: Bé bị tiêu chảy, các bệnh về tai mũi họng, viêm phổi hoặc viêm màng não
- Nguyên nhân tâm lý: Buồn bực, khóc lóc sau khi ăn sẽ dễ khiến bé bị nôn trớ hơn.
Hướng dẫn cách xử trí
- Nếu bé bú mẹ, bạn nên để bé ngậm sâu vào bầu vú. Nếu bé bú bình, nên nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình.
- Giữ cho đầu bé được ngẩng lên cao khi bú. Sau đó, bạn nên bế bé thẳng (bụng bé ép vào ngực và đầu bé kề vào vai bạn) khoảng 30 phút để tránh hiện tượng nôn trớ. Bạn cũng có thể vỗ nhẹ vào lưng để bé ợ hơi. Lúc ợ, bé thường trớ ra một chút sữa, vì vậy, bạn nên kê sẵn một chiếc khăn trên vai để không bị bẩn áo. Tuyệt đối tránh đặt bé nằm ngay sau khi bú.
Dấu hiệu nên đưa bé đi khám: Nguyên nhân nôn trớ ở bé là do khuyết tật bẩm sinh của thực quản. Bé nôn trớ liên tục kèm theo dấu hiệu không tăng cân, suy dinh dưỡng.
Lưu ý: Trường hợp bé nôn trớ nhưng vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, bạn không nên quá lo lắng. Tình trạng này được gọi là nôn trớ sinh lý ở bé và sẽ giảm dần hoặc mất hẳn sau khi bé lớn hơn mà không cần một biện pháp chữa trị nào.
Nôn trớ ở bé trên 8 tháng tuổi
Dấu hiệu: Bé có thể bị đau bụng hoặc đau họng.
Nguyên nhân
- Do bé ăn phải thức ăn khó tiêu hóa.
- Bé bị dị ứng, ngộ độc với thức ăn. Bé bị dị ứng với sữa.
- Bé quá no hoặc quá chán với thức ăn.
- Do bé có bất thường bẩm sinh ở đường tiêu hóa.
Xử trí
- Bạn nên chọn những món dễ tiêu hóa cho bé. Nên tránh những loại thực phẩm bé bị dị ứng hoặc có khả năng ngộ độc.
- Không nên ép bé ăn nhiều khiến bé hoảng sợ. Với bé lười ăn, bạn có thể cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày với lượng thực phẩm thích hợp.
- Trường hợp bé bị dị ứng với sữa, bạn nên dùng sữa khác thay thế cho bé.
- Nếu tình trạng nôn trớ kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám.
Hiện tượng nôn trớ theo chu kỳ
Dấu hiệu: Bé bị nôn thành từng đợt (mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, mỗi năm có khoảng vài ba đợt), có thể kèm theo ốm, sốt. Tình trạng này thường xảy ra với bé dưới 6 tuổi.
Nguyên nhân
- Bé bị nhiễm virus.
- Bé mắc phải hội chứng túi thừa ruột non.
- Bé mắc phải hội chứng thần kinh có tính di truyền.
Khắc phục: Nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.