Nên làm gì khi con ói?

, 27/06/2015 (924 lượt xem)

Buồn nôn và ói mửa là triệu chứng rất khó chịu không chỉ đối người lớn mà cả với trẻ em. Tuy nhiên nếu khi trẻ bị nôn và ói mửa liên tục hơn 24h có thể dẫn tới mất nước trong cơ thể (trẻ khát nước, môi và miệng khô, mắt trũng, hơi thở và nhịp tim nhanh…) bạn hãy nhớ tìm cách giúp con bù đắp lại để tránh tình trạng thiếu nước xảy ra. Một số biện pháp khắc phục chứng buồn nôn và ói mửa ở trẻ:

Nên làm gì khi con ói?

Chế độ ăn nhiều chất lỏng:

Sau khi trẻ ngừng nôn khoảng 1 tiếng, có thể cho trẻ ăn lại với thành phần chính trong thức ăn là chất lỏng như nước cháo loãng, súp loãng, nước táo pha loãng. Tuyệt đối tránh sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.

Nếu sau 24 giờ, ói mửa không quay lại, bạn có thể chuyển sang loại thức ăn mềm hơn cho trẻ. Ngày hôm sau, có thể cho ăn bình thường.

Uống thuốc chống nôn mửa

Thời gian ói mửa có thể kéo dài vài giờ đến hết ngày nên có thể dùng thuốc chống nôn với trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tuy nhiên hãy đi khám và hỏi bác sỹ thật kỹ càng trước khi bạn quyết định sử dụng thuốc chống nôn cho bé.

Không quên gừng

Cho đến nay người ta vẫn không thể phủ nhận công dụng của gừng đối với những cơn buồn nôn. Gừng còn được coi là một phương thuốc chống nôn diệu kỳ và hiệu quả hơn cả vitamin B6.

Trong một nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho biết, bệnh nhân hóa trị nếu dùng ít nhất là 1/4 muỗng cà phê gừng mỗi ngày giảm cơn buồn nôn đáng kể. Vì thế hãy cho trẻ uống nước gừng ấm nóng khi bị buồn nôn hoặc ói mửa nhé!

>> Tại sao mẹ nên chọn cho con áo quần trẻ em xuất khẩu

>> Ngắm những bản sao nhí với áo cho bé gái bé trai đẹp

Nen-lam-gi-khi-con-bi-oi-4

Bấm huyệt ở cổ tay

Một số nghiên cứu đề xuất bấm huyệt ở cổ tay có thể ngăn ngừa và giảm buồn nôn mà rất nên ứng dụng.

Để bấm đúng huyệt, dùng ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay và các ngón tay khác dưới cổ tay và nhấn ngón cái vào ngay chính giữa hai gân lớn nằm giữa cổ tay của trẻ. Ấn với áp lực vừa phải trong 2-3 phút.

Cho trẻ đi khám bác sỹ

Nếu như nôn có lẫn máu kèm theo hiện tượng cứng cổ, đau đầu dữ dội hoặc sốt cao thì phải gọi cấp cứu ngay.

Trẻ em dưới 6 nên đi khám bác sĩ nếu nôn mửa kéo dài hơn vài tiếng.

Dỗ con trở lại với những thói quen vốn có: Nếu con bạn không nôn ói kéo dài đến 12-24 giờ, bạn có thể bắt đầu cho bé quay lại chế độ ăn bình thường, nhưng hãy cho bé uống nhiều nước (nếu bé chưa đủ tuổi uống nước thì phương án thay thế chính là sữa). Nếu bé đã ăn dặm, hãy cho bé những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa chua. Bạn cũng có thể thử cho con ngậm những viên đá nhỏ nếu bé đã trên 12 tháng.

Giúp con nghỉ ngơi: Giấc ngủ có thể giúp dỗ yên con, cho bé khỏe lại. Thường thì trong giấc ngủ, dạ dày sẽ “chuyển giao” hết tất cả sang ruột và trở nên trống, giải tỏa nhu cầu phải ói của con.

Bạn đừng cho con uống thuốc chống nôn ói (dù là loại kê toa hay không cần kê toa), trừ khi chính bác sỹ của con yêu cầu.Nếu bạn đã cho con đi học hoặc gửi trẻ, hãy cho bé nghỉ ở nhà trong khoảng 48 tiếng để theo dõi thêm.

Bình luận đánh giá: Nên làm gì khi con ói?
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà