"Ngó" bụng mẹ xem vị trí nằm của thai nhi ngay trước khi chào đời
09/11/2016 (10016 lượt xem)
Vị trí nằm thuận lợi nhất để sinh thường là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên không phải lúc nào thai nhi cũng nằm ở vị trí ngôi đầu để thuận lợi chào đời.
Mặc dù trong bụng mẹ, thai nhi có thể nhào lộn, chuyển động, đá, huých… nhưng ở tuần cuối thai kỳ, các bé sẽ dừng lại tại một vị trí để sẵn sàng chào đời qua ống sinh.
Vị trí nằm thuận lợi nhất để sinh thường là đầu quay xuống dưới, mặt úp vào bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên không phải em bé nào cũng có vị trí thuận lợi thế này.
Rất nhiều thai nhi nằm ở vị trí khó gây khó khăn cho việc sinh nở và trong nhiều trường hợp sẽ phải sinh mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả bé và mẹ. Dưới đây là những vị trí nằm phổ biến nhất của thai nhi trước khi chào đời.
#1. Thai nhi ngôi đầu, mặt quay vào trong bụng mẹ
Đây chính là vị trí thuận lợi và cũng phổ biến nhất của em bé khi chào đời. Với đầu quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ, em bé sẽ dễ dàng đi qua ống sinh để chào đón thế giới mới.
#2. Thai nhi ngôi đầu, mặt quay ra ngoài
Đây được gọi là vị trí ngôi chỏm đầu khi đầu em bé đã quay xuống dưới cổ tử cung mẹ nhưng mặt lại quay ra ngoài.
Với tư thế này, đầu em bé sẽ khó đi ra ngoài hơn, gây khó khăn hơn cho việc sinh nở. Thông thường, với những sản phụ có thai nhi nằm ở vị trí này thường được khuyên nên đi lại để thai nhi xoay chuyển vị trí.
Trong một số trường hợp, các bác sĩ có thể xoay ngôi thai thủ công bằng tay hoặc dùng kẹp để xoay vị trí nằm của bé. Khi sinh nở, sản phụ có thể sẽ bị rạch tầng sinh môn để con yêu dễ dàng chào đời.
#3. Thai nhi ngôi mông
Với vị trí này, mông sẽ là bộ phận nằm bên dưới tử cung còn đầu thai nhi lại nằm gần đầu tử cung, hai chân giơ thẳng ở phía trước cơ thể. Ở vị trí nằm này, thông trường các bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật xoay ngôi thai bằng tay tuy nhiên tỷ lệ thành công không quá cao.
Với thai nhi ngôi mông, sinh mổ là phương pháp sinh con an toàn nhất tuy nhiên vẫn có những bà mẹ đã sinh thường thai nhi ngôi ngược thành công.
#4. Thai nhi ngôi mông, chân ở phía dưới
Đây cũng là trường hợp thai nhi ngôi mông nhưng chân lại gập gối và han bàn chân nằm phía dưới gần mông chứ không giơ thẳng phía trước. Với trường hợp này, các bác sĩ cũng có thể áp dụng phương pháp xoay ngôi thai bên ngoài bụng mẹ và thường được khuyến khích đẻ mổ.
#5. Ngôi ngang
Vị trí nằm ngôi ngang khá hiếm và là một vị trí nằm khó để sinh thường. Với vị trí này, lưng em bé nằm ở phía dưới tử cung, tay và bàn chân hướng lên trên. Thai nhi ngôi ngang thường được các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích đẻ mổ.
#6. Vị trí nằm của song thai
Song thai thường nằm vị trí ngược nhau và sẽ sinh thường nếu thai kỳ khỏe mạnh không có vấn đề. Với vị trí này, em bé đầu tiên sẽ đi ra ở ngôi đầu và em bé thứ 2 ở vị trí ngôi chân hoặc mông.
Nếu quá trình sinh nở khó khăn, có thể người mẹ sẽ được khuyên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và các bé.
Theo VietBao