Ngủ tư thế nào tốt nhất cho sức khỏe của bé?
04/09/2012 (489 lượt xem)
Lúc bé mới sinh, các khớp xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau. Xương bé đã hình thành đầy đủ nhưng còn rất mềm, vì thế các bà mẹ phải đặc biệt cẩn thận với đầu của bé: có một chỗ rất dễ bị tổn thương trên xương sọ của bé, đó là thóp (cửa đỉnh đầu), các cơ của bé cũng còn rất yếu ớt. Mãi đến khi bé khoảng 15 tháng tuổi, thóp mới được liền lại…
Chính vì thế người mẹ cần chú ý tuyệt đối không được để cho trẻ có thói quen chỉ nằm ngủ ở một tư thế nhất định. Khi đó, mảnh xương đầu của trẻ ở một vùng nào đó do thời gian dài phải chịu áp lực của trọng lượng, nên tình trạng phát triển tất nhiên bị ảnh hưởng, đầu dễ bị méo. Người mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho bé sau mỗi 2 -3 giờ, tốt nhất nên “đảo” cho bé nằm mỗi bên đều nhau. Điều đó đảm bảo cho sự phát triển vùng đầu của trẻ làm cho khuôn đầu đẹp hơn.
NGỦ SẤP
Ở các quốc gia Tây phương, các thầy thuốc khoa nhi sẽ nói với cha mẹ đứa trẻ rằng, không nên để đứa trẻ nằm sấp. Bởi vì nằm sấp có thể dẫn đến nguy cơ đột tử của trẻ tương đối cao. Tư thế ngủ bản thân nó không phải là điều kiện tất yếu của chứng đột tử ở trẻ em, những vẫn có quan hệ ở một mức độ nào đó. Trẻ em ở giai đoạn này vẫn chưa thể ngóc đầu, xoay đầu, lật người, còn chưa kiểm soát được năng lực (hành vi) của mình. Vì thế, nằm sấp xuống để ngủ dễ dàng phát sinh sự tắc nghẽn hơi thở ngoài ý muốn.
Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ sẽ làm tăng áp lực đè lên nội tạng, điều ấy không có lợi cho sự phát triển về sinh lý của trẻ.
NGỦ NGHIÊNG
Nếu cha mẹ rất quan tâm đến việc khuôn đầu con mình có đẹp hay không, hãy thử để đứa trẻ ngủ nghiêng. Thông thường, đứa trẻ tự mình rất khó biết nằm nghiêng, có thể đặt một cái gối đầu dưới phần lưng của trẻ, giúp giữ yên phần lưng của chúng, từ đó trẻ sẽ giữ nguyên tư thế nằm nghiêng. Khi trẻ ngủ nghiêng, nên để tay của chúng trước mặt. Làm như vậy, khi bé lật người, bé sẽ lật thành tư thế nằm ngửa, tránh được tư thế nằm sấp.
Lời khuyên:
Đứa trẻ sau khi bú mẹ dễ bị trớ, sữa mẹ có thể tràn vào khí quản làm trẻ bị ngưng thở. Vì vậy, sau khi cho trẻ bú, người có thể bế cho trẻ nằm nghiêng, sau nửa tiếng đến một tiếng, là có thể cho trẻ nằm ngay ngắn lại.
NẰM NGỬA
Tốt nhất là nên chọn tư thế nằm ngửa cho trẻ, bởi vì tư thế nằm ngủ này có thể khiến các bắp cơ toàn thân được thoải mái. Đặc biệt, đối với nội tạng của trẻ, như dạ dày, bàng quang bị đè ép, chịu áp lực ít nhất.
Từ nhỏ, khung xương đầu của bé tương đối mỏng, các bà mẹ nên tập thói quen nằm ngửa khi ngủ cho bé. Rất nhiều bậc cha mẹ lo sợ đầu con mình sẽ bị méo (bẹp) nên vội vàng thay đổi thói quen, tư thế ngủ của trẻ. Bác sĩ khuyên rằng, nếu muốn thay đổi hình dạng đầu, có thể từ ngủ nghiêng một bên từ từ thay đổi thói quen, tư thế ngủ khác cho trẻ.
Lời khuyên:
Sau khi đầy tháng, phần đầu trẻ cứng cáp hơn, có thể dịch chuyển được dễ hơn, thông thường khoảng 1 tiếng sau khi trẻ đi vào giấc ngủ, đầu có thể dịch chuyển khỏi cái gối. Vì thế, người mẹ cần phải thường xuyên chú ý và xem chừng trẻ trong giấc ngủ ngon, tránh tình trạng khi gối trượt ra, có thể che lấp mũi và miệng bé. Từ đó có thể ngăn những tình huống xấu phát sinh ngoài ý muốn.