Người Sài Gòn với phong tục xin chữ đầu năm
02/02/2012 (541 lượt xem)
Phố thầy đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên (góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM) vào những ngày cuối năm này cảnh "xin chữ" và "cho chữ" rộn ràng hẳn. Giản dị với manh chiếu cói trải ven đường, hàng chục thầy đồ trong bộ áo dài khăn đóng cần mẫn phóng những nét chữ thư pháp như rồng bay phượng múa. Xung quanh có đông đảo người lớn, trẻ con và cả khách nước ngoài đứng ngắm rồi trầm trồ khen ngợi.
Sau khi kiên nhẫn gần một tiếng đồng hồ ngồi chờ thầy đồ thảo những nét chữ thư pháp vuông vức, chị Kiều nhờ người đóng khung và gói thật cẩn thận tấm trướng cao gần một mét mang về nhà. Chị hồ hởi chia sẻ: "Mình cũng không rành về thư pháp lắm nên thấy câu nào có ý nghĩa thì chọn thôi. Như mọi năm chỉ biếu quà bánh, năm nay tết thêm đôi câu này chắc các cụ thích lắm".
Cũng có mặt tại phố thầy đồ vào buổi sáng 27 tháng Chạp, sau khi được một thầy đồ trong Câu lạc bộ Thư pháp Nhà văn hóa Thanh niên tư vấn, vợ chồng chị Loan quyết định chọn bức tranh thư pháp với đôi câu đối "Phúc sinh phú quý gia đình thịnh, lộc tấn vinh hoa tử tôn hưng".
Chị Loan cho biết, ông xã vốn rất thích ngắm tranh thư pháp nên Tết năm nay anh chị mua một bức về treo nhà để lấy hên. "Còn gì bằng gia đình được thuận hòa hạnh phúc. Nghĩ thế nên mình mới chọn câu đối này hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới", người mẹ trẻ nói.
Sau khi kiên nhẫn gần một tiếng đồng hồ ngồi chờ thầy đồ thảo những nét chữ thư pháp vuông vức, chị Kiều nhờ người đóng khung và gói thật cẩn thận tấm trướng cao gần một mét mang về nhà. Chị hồ hởi chia sẻ: "Mình cũng không rành về thư pháp lắm nên thấy câu nào có ý nghĩa thì chọn thôi. Như mọi năm chỉ biếu quà bánh, năm nay tết thêm đôi câu này chắc các cụ thích lắm".
Cũng có mặt tại phố thầy đồ vào buổi sáng 27 tháng Chạp, sau khi được một thầy đồ trong Câu lạc bộ Thư pháp Nhà văn hóa Thanh niên tư vấn, vợ chồng chị Loan quyết định chọn bức tranh thư pháp với đôi câu đối "Phúc sinh phú quý gia đình thịnh, lộc tấn vinh hoa tử tôn hưng".
Chị Loan cho biết, ông xã vốn rất thích ngắm tranh thư pháp nên Tết năm nay anh chị mua một bức về treo nhà để lấy hên. "Còn gì bằng gia đình được thuận hòa hạnh phúc. Nghĩ thế nên mình mới chọn câu đối này hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới", người mẹ trẻ nói.
Thông thường những người lớn tuổi thích đặt viết câu đối hay thơ về chưng trong nhà hoặc biếu cha mẹ, họ hàng, đồng nghiệp dịp đầu xuân. Riêng các bạn trẻ, sinh viên, học sinh thì thích thú với những kiểu thư pháp một chữ viết trên đá, giấy lụa, quạt hoặc gỗ trông lạ mắt.
"Năm nay mình quyết định 'tậu' một chữ 'Nhẫn' về đặt ở góc học tập để nhắc nhở bản thân phải biết kiên trì, bình tĩnh khi gặp bất kỳ khó khăn nào", Minh Tuấn, sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM hóm hỉnh nói sau khi chọn cho mình một viên đá trắng sơn chữ thư pháp đỏ. Ngoài ra những chữ thư pháp có ý nghĩa như Tâm, Phúc, Đạt, Khang cũng được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Thư pháp Á Đông là nghệ thuật viết chữ đẹp bắt nguồn Trung Quốc. Thời sơ khai người ta dùng bút lông chấm mực tàu để viết chữ Hán lên giấy hoặc vải. Ngoài ra trong một số tác phẩm còn có tranh thư pháp minh họa.
Trong tiến trình lịch sử, nghệ thuật thư pháp này nhanh chóng lan truyền đến một số nền văn hóa trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Tuy nhiên tại mỗi quốc gia nó lại lại được người địa phương biến tấu làm nên nét văn hóa đặc trưng của từng lãnh thổ. Theo đó chất liệu dùng để viết thư pháp cũng phong phú và đa dạng như khung tranh, liễn, mành tre...
Ở nước ta từ lâu tục "xin chữ" và "cho chữ" đã trở thành một nét văn hóa vào dịp Tết Nguyên Đán. Xuân đến, người ta thường tìm đến những thầy đồ, nho sĩ, tiến sĩ có hiền tài, đức độ học cao hiểu rộng và viết chữ đẹp để xin chữ, đồng thời xin những lời khuyên sống đẹp từ các bậc hiền triết này. Phong tục này thể hiện một truyền thống hiếu học, trọng tri thức trong dân chúng. Từ đó hình ảnh ông đồ ngồi, mực tàu, giấy đỏ dần trở nên quen thuộc và xuất hiện nhiều trong thơ ca.
Sau một thời gian vắng bóng, ngày nay thư pháp bắt đầu được ưa chuộng trở lại khi người ta dần tìm về những giá trị văn hóa truyền thống. Hiện ở Hà Nội và TP HCM có hẳn những câu lạc bộ dạy viết thư pháp thu hút đông đảo bạn trẻ, sinh viên, học sinh tham gia.