Nguyên nhân và cách trị hăm cho bé hiệu quả
18/01/2018 (370 lượt xem)
Hăm tã là một chứng bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không biết cách chăm sóc và điều trị cho con kịp thời, sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho làn da và sức khỏe của trẻ
Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị hăm tã là mẩn đỏ, rát, có thể nứt nẻ, đóng vẩy hoặc mưng mủ lên. Tình trạng này khiến bé cực kỳ khó chịu, quấy khóc thường xuyên, ảnh hưởng đến lịch trình sinh hoạt ăn ngủ thường ngày của bé. Thậm chí nếu mẹ để lâu không chữa trị, có thể dẫn tới nhiễm trùng, viêm da rất nguy hiểm cho con
Điều đầu tiên, mẹ cần hiểu hăm tã ở trẻ là do nguyên nhân gì? Đa phần trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị hăm tã do những nhóm nguyên nhân sau
Nước tiểu ứ đọng ở tã, tiếp xúc với da bé quá lâu nên khiến vùng da đó bị mẩn đỏ, tình trạng này càng kéo dài càng gây viêm nhiễm vùng da tiếp xúc và gây ra hăm
Hoặc có thể do bé dị ứng với chất liệu tã hoặc bỉm mẹ đã chọn. Cũng có thể do bé dị ứng với loại nước giặt xả mẹ dùng để giặt xả quần áo trẻ sơ sinh. Khi đó, da bé sẽ bị kích ứng và gây hăm
Hăm tã cũng có thể xảy ra khi mẹ chăm sóc bé, vệ sinh cho bé không đúng cách. Cụ thể là không thay tã cho bé thường xuyên và đúng giờ, hay sau khi bé đi vệ sinh, mẹ không rửa sạch sẽ, hoặc rửa mà không lau khô cho bé rồi mới mặc tã.
Ngoài ra, còn do nguyên nhân mẹ mua sai kích cỡ tã bỉm cho bé, bé mặc bị chật bí hơi, cọ xát quá nhiều với da
Nếu không may bé bị hăm tã, mẹ cần áp dụng các cách chữa hăm như sau nhé
Cần thay tã cho bé thường xuyên và đúng giờ, không nên vì tiết kiệm mà đợi bỉm đầy mới thay
Luôn giữ cho bé được khô thoáng,s ạch sẽ
Dùng các loại kem chống hăm an toàn để bôi vào các vùng da dễ bị hăm cho bé như kem chống hăm Bepanthen, Chicco, Sudocrem, Bubchen…
Thay loại tã bỉm bé các dùng bằng một thương hiệu uy tín và an toàn khác
Dùng loại nước giặt xả an toàn, chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như nước giặt xả Dnee
Hạn chế bớt thời gian đóng bỉm trong ngày cho bé, để các vùng da mông, bẹn của bé được thoáng khí. Khi tranh thủ tháo tã bỉm ra cho bé, mẹ cần căn thời gian uống sữa, ăn dặm của bé để cho bé đi vệ sinh, hoặc lót miếng lót tránh việc bé tè dầm lên giường chiếu
Nếu trong trường hợp áp dụng đồng thời các giải pháp nêu trên mà tình trạng hăm của bé không được cải thiện, mẹ hãy nghĩ ngay tới việc con bị hăm tã do một loại nấm nào đó. Trong trường hợp này, mẹ không tự ý chữa trị tại nhà nhé, mà phải đưa bé tới bác sĩ để được kê đơn thuốc trị hăm kịp thời và hiệu quả