Những bước vệ sinh cần thiết
17/06/2012 (470 lượt xem)
Dưới đây là những bước vẹ sinh cần thiết mà các bậc cha mẹ nên lưu tâm khi nhà có con nhỏ
1. Hãy rửa tay mẹ
Cần rửa tay của bạn với xà phòng diệt khuẩn (giúp loại bỏ vi khuẩn, vi trùng gây cảm, tiêu chảy và những bệnh truyền nhiễm khác). Sau đó, lau khô tay bằng khăn bông sạch. Tay mẹ phải sạch và khô trước khi cho bé ăn, sau khi chế biến thức ăn, sau khi thay tã cho con, sau khi đi toilet, chạm vào vật nuôi, đổ rác….
2. Nhà cửa sạch sẽ ,gọn gàng
Tất nhiên bạn không cần phải sạch sẽ quá mức, mà hãy tập trung vào những khu vực nhiều vi khuẩn, vi trùng trong nhà. Đó là khu vực phòng bếp, phòng vệ sinh, bàn ăn, bàn tiếp khách, phòng ngủ của bé, chỗ vui chơi của bé… Đừng quên làm sạch nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang, bệ ngồi toilet…
3. Vệ sinh đồ chơi
Các bé thích đưa mọi thứ vào miệng và đồ chơi thường gần tay với hơn cả. Đảm bảo bạn thường xuyên cọ rửa đồ chơi của con với chất tẩy rửa an toàn. Sau đó, xả đồ chơi bằng nước sạch nhiều lần. Chọn đồ chơi bằng vải, bông để cho vào máy giặt.
4. Tắm cho bé
Tắm rửa sạch sẽ là điều rát
cần thiết giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng việc lau rửa vì nó có thể gây nguy hiểm tới làn da nhạy cảm của bé. Trong năm đầu tiên, tùy thời tiết, có thể tắm cho con 2-3 ngày một lần.
5. Móng tay
Đây là phần cần được cha mẹ đặc biệt chú ý. Luôn luôn nhớ cắt móng tay, móng chân cho con, nếu không, bé có thể tự cào vào mình. Bạn có thể cắt móng cho con lúc con ngủ. Hãy chọn loại bấm móng tay dành cho bé, với kích thước nhỏ và không cắt quá sát đầu móng vì nó có thể làm bé bị đau.
6. Vệ sinh tai
Chỉ nên làm vệ sinh phần ngoài tai của con, không phải ở trong tai. Không bao giờ được dùng đầu tăm bông thọc sâu vào trong tai của bé. Nếu bé cáu kỉnh và hay chạm vào tai bé, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng – bạn cần đưa bé đi khám.
7. Mũi
Hãy làm sạch và lấy dử mũi khô cho con vì nó có thể làm bé khó thở. Dùng dung dịch xịt mũi dành cho bé để làm mềm dử mũi, nhờ đó, mẹ dễ dàng lấy dử mũi cho bé hơn.
8. Mắt
Cần kiểm tra để mắt bé luôn khô và không có gỉ. Nên dùng khăn cotton mềm, ẩm lau mắt cho bé và nên đưa bé đi khám nếu mắt bé có dấu hiệu bị kích thích.