Những điều nên làm trước khi mang thai
14/11/2012 (480 lượt xem)
Bạn và chồng quyết định tăng thành viên trong gia đình. Tuyệt vời! Đây là khoảng thời gian tuyệt nhất trong cuộc đời của bạn, và đó cũng là lúc bạn nên chuẩn bị kỹ càng để có khởi đầu tốt nhất cho việc trọng đại này. Dưới đây là 15 điều các chuyên gia khuyên bạn nên làm trước khi bạn mang thai:
1. Hãy từ bỏ các kế hoạch giảm cân
Việc giảm cân có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn, trong khi việc tăng vài cân sẽ làm tăng khả năng thụ thai. Điều này không chỉ làm bạn cảm thấy tốt hơn trong quá trình mang thai, giúp thai nhi được hình thành ổn định mà còn giúp bạn tránh được các nguy cơ về huyết áp cao và bệnh tiểu đường. Một lý do nữa khiến bạn nên tăng cân là: rất nguy hiểm nếu bạn cố gắng giảm cân trong thời kì bầu bí (mặc dù không có gì đáng ngại nếu bạn giảm vài cân trong 3 tháng thời kì đầu do ốm nghén và chứng chán ăn) bởi đứa bé của cần năng lượng để lớn lên. Bắt đầu một chế độ ăn uống lành mạnh như các loại ngũ cốc, hoa quả và rau và hoạt động nhiều hơn thông qua các bài tập như đi bộ và yoga.. Đây là bí quyết để làm cho việc thụ thai dễ dàng hơn.
Chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón một thành viên mới trong gia đình. (Hình minh họa)
2. Tránh xa rượu và thuốc lá
Có lẽ bạn không cần nhắc nhở rằng hút thuốc và uống rượu trong thời kì thai nghén là một điều cấm kị. Hai điều này có thể ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi – từ các vấn đề về tim đến vấn đề về thân kinh của trẻ. Tốt hơn cả là bạn nên bỏ hai thứ này khi đang có ý định mang thai. Bạn luôn muốn một khởi đầu hoàn hảo với đứa trẻ, vậy nếu ông xã của bạn vô tình nghiện cả hai thứ thì hãy khuyến khích anh ấy từ bỏ các thói quen xấu này. Việc này không chỉ có lợi cho các bà mẹ mang thai mà còn giúp thụ thai tốt hơn. Theo các nghiên cứu cho thấy, việc uống rượu và hút thuốc lá thường xuyên khiến cho người chồng bị giảm số lượng tinh trùng và người vợ sống trong môi trường khói thuốc cũng dễ bị mắc các bệnh về phổi và tim mạch khiến cho việc thụ thai sẽ khó khăn hơn.
3. Hãy đi du lịch trước khi mang bầu
Bạn yêu thích đi du lịch và đang dự định đến một nơi nào đó để khám phá? Hãy đi ngay trước khi bạn có em bé, đi du lịch xa sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều nếu bạn mang thai và bác sĩ chắc chắn cũng khuyên bạn nên dừng các kế hoạch đi du lịch lại khi bạn ở trong thời kì này. Hãy tiết kiệm tiền và đăng kí một chuyến đi du lịch ngay bây giờ nhé!
4. Lưu ý việc sử dụng thuốc
Có đơn thuốc và một số loại trị liệu không an toàn đối với phụ nữ mang thai, các loại khác thì chưa biết được ảnh hưởng của chúng. Hãy gặp trực tiếp bác sĩ để hỏi về tác dụng phụ của các loại thuốc bạn thường dùng để tránh những sai lầm trong quá trình sử dụng thuốc dễ gây hại cho đứa trẻ trong bụng. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải dùng thuốc thì hãy sử dụng đơn thuốc do bác sĩ kê dành riêng cho các bà bầu. Nói chung, trong thời kì bầu bí, bạn không nên sử dụng thuốc tùy tiện, nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng phần chống chỉ định của thuốc hoặc tốt hơn cả là lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia.
5. Lưu ý vệ sinh răng miệng
Theo các nghiên cứu cho thấy, đến hơn 90% các loại bệnh vào cơ thể đều do bệnh nhân có vấn đề về răng miệng. Đối với các bà mẹ mang thai, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến tăng nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn vào cơ thể gây nên việc sinh non hoặc tiền sản giật. Vì thế hãy chăm sóc răng miệng thường xuyên trước khi bạn mang thai. Việc khám bệnh có liên quan đến sử dụng tia X quang cũng sẽ bị hạn chế trong quá trình mang thai nên bạn nên chăm sóc răng miệng và chữa các bệnh liên quan ngay khi chúng mới có mầm mống.
6. Tiêm chủng trước khi mang bầu
Hãy gặp bác sĩ trước khi bạn có ý định mang thai, kiểm tra và hỏi xem loại vắc xin nên tiêm trước khi bạn thụ thai. Vắc xin được làm từ loại vi rút đã chết hoàn toàn an toàn trong quá trình mang thai, nhưng loại làm từ những vi rút còn sống (như vắc xin phòng sởi, quai bị ..) thì tuyệt đối không an toàn với các bà mẹ mang thai. Bên cạnh đó, kiểm tra xem liệu bạn có miễn dịch với bệnh thủy đậu hay không? Một cuộc xét nghiệm máu sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác. Nếu bạn không miễn dịch với loại bệnh này thì hãy tiêm vắc xin ngay, và đợi một tháng nữa rồi hẵng tính đến việc mang bầu. Việc bị thủy đậu trong quá trình mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ trong bụng bạn như để lại tật và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi có bầu là điều rất cần thiết.
7. Hãy kiểm tra các bệnh về di truyền
Nếu một số loại bệnh di truyền như bệnh xơ hóa xuất hiện trong gia đình của bạn, bạn nên làm xét nghiệm máu để xác địnhxem liệu bạn có mang gien di truyền về bệnh đó không. Hãy tìm đến các nhà nghiên cứu vấn đề về gien để thực hiện một cuộc xét nghiệm máu nhằm giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của mình, qua đó, sẽ giúp bạn phần nào tự tin hơn và có quyết định an toàn về việc mang thai.
8. Lưu ý các chất độc trong sơn và các chất tẩy rửa trong gia đình
Những loại độc tố bạn nên tránh trong quá trình mang thai là: thuốc bảo vệ thực vật, các hóa chất làm sạch và đặc biệt là chất tẩy rửa sơn. Chúng chứa các chất hóa học làm cho trẻ bị dị tật. Như vậy, nếu bạn cần phải sơn lại nhà hoặc lau chùi lại đồ đặc thì hãy làm từ bây giờ. Nếu phải sử dụng đến sơn trong thời kì thai nghén, bạn nên sử dụng sơn không độc hại hoặc tránh tiếp xúc tuyệt đối đến các loại sơn và các loại chất tẩy rửa
9. Tăng cường Axit folic
Axit folic hay còn gọi là vitamin B9 giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ di tật như tật nứt đốt sống. Những dị tật này được hình thành rất sớm trong quá trình phát triển của trẻ trong bụng mẹ. Khi phụ nữ có quyết mang thai, các bác sĩ thường khuyên họ tăng cường thêm Axit folic. Vitamin này có trong các loại rau xanh như rau dền, và có rất nhiều trong các loại ngũ cốc Bên cạnh đó bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm các loại thuốc chức năng tăng cường Axit folic trong cơ thể bởi vì bạn cần 400mcg một ngày trước thời kì có mang, và 600 mcg một ngày khi bạn đang mang thai, việc thu nhận axit folic thông qua thức ăn chưa thể đảm bảo đủ lượng cần thiết cho bạn.
10. Cắt giảm lượng cafein vào cơ thể
Nếu bạn bắt đầu một ngày mới với một cốc cà phê lớn và 2 cốc nước có ga vào mỗi buổi chiều, bạn nên ngừng thói quen này ngay khi bạn có ý định mang thai. Thực ra chưa có bằng chứng nào cho thấy bao nhiêu lượng chất kích thích thì an toàn đối với các bà bầu, nhưng hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng càng ít càng tốt. Nhiều bài báo chỉ ra rằng chỉ khoảng 150mg/ngày (1 cốc nhỏ café) là mức cafein tối đa cho phép đối với phụ nữ có thai. Lưu ý rằng: tăng lượng cafein vào cơ thể đồng nghĩa với việc giảm khả năng khả năng thụ tinh của bạn!
11. Tìm hiểu thông tin của bệnh viện phụ sản
Hãy xem xét tất cả các bệnh viện và nhà hộ sinh trong thành phố của bạn và tìm ra nơi tốt nhất.Bạn có thể tham khảo ý kiến của các cặp vợ chồng khác hoặc qua bạn bè của bạn. Hãy dành thời gian để nói chuyện với bác sĩ về các vấn đề bạn gặp phải và khám thai theo định kỳ, và tốt hơn hết là nên chọn một chỗ khám ổn định để bắc sĩ có thể theo dõi thai nhi ngay từ những tháng đầu tiên. Điều quan trọng là bạn cảm thấy an tâm với dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong suốt quá trình mang thai.
12. Chuẩn bị về tài chính
Nuôi một đứa trẻ trong thời buổi hiện nay rất tốn kém. Ngoài việc mua sắm đồ cho trẻ, bạn cũng nên có sự chuẩn bị tài chính trong quá trình nghỉ sinh (nếu bạn không được trả lương trong quá trình nghỉ sinh) và các phí chăm sóc đứa trẻ (nếu bạn quay trở lại làm việc). Hãy xem xét các chế độ thai sản tại cơ quan của bạn. Xem xét bảo hiểm y tế và các khoản phí phát sinh trong quá trình mang thai cũng như khi đứa trẻ ra đời. Hãy nói chuyện với cặp vợ chồng có con khác để tiếp thu kinh nghiệm về việc quản lí tài chính cũng như các chi phí và gia đình bạn nên chuẩn bị.
Thêm một thành viên là thêm rất nhiều khoản chi phí tốn kém. (Hình minh họa)
13. Tránh xa các thú cưng
Khi bạn mang thai, bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng được gọi là toxoplasma. Loại kí sinh này có trong lông động vật, loại kí sinh trùng này khi xâm nhập vào người sẽ gây ra các bệnh như viêm cơ tim, viêm phổi kẽ, viêm võng mạc màng mạch... Vì vậy, nếu nhà bạn có một thú cưng thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với nó, hoặc tốt hơn cả là gửi nó sang nhà người thân hoặc bạn bè nhé.
14. Có nên nhuộm tóc hay không?
Các bác sĩ thường mắc lỗi như yêu cầu các bà mẹ đang mang thai hãy ngừng việc nhuôm tóc cho đến kì 3 tháng giữa và cuối, tuy nhiên việc nhuộm tóc trong thời kì thai nghén có hại cho đứa trẻ hay không vẫn còn là một điều bỏ ngỏ. Tốt hơn cả bạn nên tránh nhuộm tóc trong thời kì thai nghén và đặc biệt là 3 tháng đầu để giảm thiểu ảnh hưởng có hại đến đứa bé trong bụng nhé.
15. Tham gia các trò chơi mạo hiểm
Các trò chơi mạo hiểm như lặn, cưỡi ngựa, lướt sóng được coi là quá mạo hiểm trong quá trình mang thai, nếu bạn luôn mong ước được tham gia các trò này thì hãy làm ngay trước khi có ý định mang thai. Việc này cũng giống với việc bạn tận hưởng những kì nghỉ du lịch vậy. Hãy tận dụng thời gian bạn và người bạn đời còn đang rảnh rỗi, hãy thư giãn trước khi bạn quyết định bước vào một cuộc sống bận rộn với việc chăm sóc thành viên thứ 3 nhé!
Theo eva