Những lưu ý khi chọn đồ chơi cho bé tự kỷ
29/07/2013 (608 lượt xem)
Trẻ tự kỷ cần hỗ trợ nhiều để học những kỹ năng mà các ba mẹ cùng tuổi khác học được mà không gặp khó khăn nào. Vì vậy đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ cần có hai chức năng, vừa mang lại niềm vui vừa hỗ trợ quá trình phát triển những kỹ năng quan trọng. Thời gian chơi đùa có thể là cơ hội để luyện thêm các kỹ năng ấy trong tâm lý thư giãn, tách rời mọi áp lực của môi trường học hỏi chính thức.Đừng ép buộc mình mua cho bé tất cả đồ chơi đều phải mang tính giáo dục. Mỗi trẻ cần những món khác nhau để vui, để thấy được vỗ về.
Chọn đồ chơi thích hợp
Muốn chọn được đồ chơi thích hợp, hãy để ý đến sở thích và bản tính riêng của bé. Nếu chủ ý huấn luyện khi bé chơi, hãy thẩm định những lĩnh vực phát triển mà bé cần giúp đỡ. Đây là cách thích hợp để bắt đầu. Những mục tiêu trong kế hoạch chữa trị của bé cũng có thể là những gợi ý tốt để ba mẹ biết bé đang cần được chú ý về khả năng nào nhất. Việc thảo luận những mục tiêu này với gia đình, với giáo viên hay điều trị viên của bé là hành động có ích.
Kỹ năng giao tế tương tác
Giao tế tương tác là kỹ năng mà trẻ tự kỷ thường cần hỗ trợ nhất. Những món đồ chơi đòi hỏi phải chơi chung là phương cách hữu hiệu để giúp bé phát triển những kỹ năng như chia chung, chờ đến lượt, bày tỏ ý muốn, và bắt chước. Các trò chơi có bảng (cờ triệu phú, cá ngựa…) cũng rất tốt cho các kỹ năng này, và chúng thích hợp với nhiều độ tuổi, từ mầm non đến tuổi vị thành niên. Với các bé còn thơ mới vừa bắt đầu học chia chung và chờ đến lượt, những trò chơi ngắn và đơn giản sẽ thích hợp hơn. Hãy chú ý dạy từng chút một để tránh làm bé lo sợ hay tức giận.
Kích thích giác quan
Vấn đề giác quan rất thường thấy nơi trẻ tự kỷ, và giờ chơi đùa được sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu ấy bằng những món đồ chơi có thể giúp điều hòa nhiều giác quan. Những món đồ chơi có bề mặt sờ chạm thấy khác nhau có thể là khí cụ để các em tập giảm mức nhạy cảm với cảm giác. Các hộp chữ hay số có thể cộng góp cả giác quan lẫn cảm giác, cũng như hấp dẫn đủ để bé sắp xếp chúng theo loại, theo kích cỡ (một thói quen của đa số trẻ tự kỷ). Đồ chơi có âm nhạc sẽ cho bé làm quen với thị giác của đèn, của màu sắc rực rỡ. Những video để bé hát theo sẽ rất tốt cho thính giác cũng như khả năng sử dụng ngôn ngữ.
Khả năng vận động
Vận động tinh là lĩnh vực nhiều trẻ tự kỷ cần hỗ trợ. Chơi xếp hình là trò rất tuyệt để các em tập cử động ngón ngón tay, và nếu những bộ hình ấy có chủ đề giáo dục như mẫu tự, chữ, số, địa lý, v.v… thì còn tuyệt vời hơn. Môn thủ công trở thành công cụ cho bé phát triển vận động tinh, cũng như khuyến khích trí sáng tạo và tưởng tượng. Những cuốn sách có nam châm là chọn lựa xứng đáng, khiến bé phải sử dụng khả năng vận động tinh, cùng lúc luyện được cả khả năng đọc.
Vận động thô có thể được đào luyện nếu đồ chơi được chọn khéo. Những trái banh, lưới nhảy, xe đạp, dây nhảy dây… khiến bé vui, lại tập được kỹ năng phối hợp tay chân và giữ thăng bằng. Những chuyển động này có khả năng kích thích trung tâm ngôn ngữ của não bộ, vì thế các món đồ chơi như trên có thể giúp bé vận động khả năng ngôn ngữ và truyền thông.
Khi chọn đồ chơi thích hợp cho trẻ tự kỷ chính là cơ hội để ba mẹ thêm vào chút nỗ lực nhắm đến những mục tiêu huấn luyện phát triển và giáo dục. Quan sát bé khi bé được tự do chọn đồ chơi là cách để ba mẹ biết bé thích gì. Ghi chú những gì bé bị hấp dẫn khi ba mẹ dẫn bé đi mua sắm, hay khi cùng bé xem quảng cáo trên tivi.
Bé nào thích thấy xây dựng, sắp xếp sẽ thích chơi đất sét nặn hay xếp hộp. Bé nào thấy sự đụng chạm thể lý hay đè ép làm mình thoải mái sẽ thích những con thú nhồi bông hoặc búp bê mềm mại để ôm ấp. Những bé hiếu động lại thích các món đồ chơi ngoài trời để sử dụng hết năng lượng qua những hoạt động thể lý. Những bé thụ động có thể thích sách truyện hay thí nghiệm khoa học.
Hi vọng với những gợi ý phía trên sẽ giúp các bạn lựa chọn đồ chơi một cách tốt nhất cho sự phát triển của bé!