Sự thật phũ phàng ở cữ còn đau hơn khi sinh con
19/06/2020 (8171 lượt xem)
Hành trình ấy là con đường nhiều nước mắt và đắng cay. Sự kiên nhẫn và tình yêu đã giúp mẹ vượt qua nó. Tin rằng thực tế phũ phàng khi làm mẹ dưới đây được chia sẻ bởi một bà mẹ 2 con sẽ khiến rất nhiều người đồng cảm và x.ót thương.
Hành trình làm mẹ của mỗi người rất khác nhau nhưng nếu được biết trước những điều ấy, mẹ sẽ có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn, không còn cảm giác ngỡ ngàng, b.ất lực khi gặp k.hó khăn.
1. Hãy chắc chắn chuẩn bị cho trầm cảm sau sinh
Tôi là một người vui vẻ và tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị trầm cảm. Dù đã chuẩn bị trước những tôi vẫn không thể kiểm soát. Tôi vẫn nhớ mình đã khóc vì những điều nhỏ nhặt trong thời gian ở cữ. Tôi có những suy nghĩ tiêu cực cả ngày.
Tôi tha thiết mong các ông chồng hãy chia sẻ công việc để vợ có nhiều thời gian được nghỉ ngơi. Không chỉ quan tâm đến em bé mà còn quan tâm đến nhu cầu của vợ.
Hãy để vợ biết người bạn quan tâm nhất luôn là cô ấy và bạn sẽ luôn ủng hộ cô ấy. Điều này thật hữu ích để giúp các mẹ tránh và giảm các triệu chứng trầm cảm sau sinh.
2. S.inh m.ổ, sinh thường không phải là quyết định của riêng mẹ
Tôi đã chuẩn bị thể lực tốt nhất cho việc sinh thường như đi bộ, đi cầu thang, tập yoga cho bà bầu, thậm chí là chuẩn bị tâm lý cho việc sinh tự nhiên. Tôi đã uống nhiều nước và chịu đựng 12 giờ đau đớn. Nhiều thực tế phũ phàng khi sinh con là nó đã khác hoàn toàn so với kế hoạch trước đó.
Tôi vẫn phải sinh mổ. Bởi vì có nhiều lý do khác nhau như thai nhi không quay đầu, xương chậu mẹ hẹp,… Sinh mổ hay sinh thường không phải là quyết định của riêng mẹ. Điều quan trọng nhất là lắng nghe hướng dẫn của bác sĩ và chọn phương pháp an toàn nhất để sinh con.
3. Nuôi con bằng sữa mẹ là một hành trình khó khăn
Tôi luôn nghĩ rằng nuôi con bằng sữa mẹ là việc rất hiển nhiên và tôi cũng không có vấn đề gì. Tất nhiên, tôi đã quá ngây thơ. Không phải bạn muốn cho con bú mẹ là có thể. Kiệt sức sau ca vượt cạn và tùy theo thể trạng có thể khiến mẹ không có sữa.
Người mẹ phải học cách cho con bú, chịu những cơn đau đớn vì ngực căng cứng, vón cục, bị tắc tia sữa,… Nói chung, đó là một hành trình khó khăn và chông gai. Người mẹ cần có tinh thần thép, một trái tim dũng cảm để đương đầu.
Ngay cả khi mẹ không thể nuôi con bằng sữa mẹ cũng chẳng sao. Cho con bú sữa bột hay bú mẹ, cả hai đều có thể là người mẹ tốt. Điều quan trọng là hãy học cách chăm con thật tốt.
4. Ở cữ còn đ.a.u đ.ớ.n hơn việc sinh con
Ở cữ đau đớn hơn nhiều so với những cơn đau sinh con là một trong những thực tế phũ phàng khi làm mẹ. Trên mạng xã hội, nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con nhưng ít người chia sẻ phải làm gì sau sinh vì mọi người đều bận rộn chăm con và không có thời gian để chia sẻ.
Những tháng ở cữ là chuỗi ngày tối tăm nhất của tôi. Dù đã có chuẩn bị trước nhưng tôi vẫn ước ao mình có nhiều thời gian hơn để hồi phục. Ngoài việc phải cho con bú đêm, tôi đã mất thiếu ngủ trong thời gian dài. Tôi phải đến viện để tháo chỉ, đưa con đến trung tâm y tế.
Lời khuyên của tôi là người mẹ sau sinh nên tìm ai đó giúp đỡ. Bởi vì mẹ cần thêm thời gian để hồi người và sẽ có nhiều đêm thiếu ngủ vì cho con bú đêm.
Hơn nữa, người mẹ cũng bị ảnh hưởng bởi hormone khiến tâm trạng dễ dao động. Ai đó chủ động chia sẻ công việc sẽ giúp mẹ mới sinh có thời gian nghỉ ngơi và tâm trạng cũng tốt hơn nhiều.
Theo Giadinhmoi