Quan niệm sai về hạ sốt
26/12/2011 (466 lượt xem)
Sốt là phản ứng của cơ thể khi nhiễm trùng. Những phương pháp cũng như quan niệm không đúng về hạ sốt sẽ vô tình làm tổn hại sức khỏe trẻ.
Chườm lạnh là một trong những cách được nhiều người lựa chọn với quan niệm giúp cơ thể đang sốt cao nhanh chóng hạ nhiệt do tiếp xúc với nước hay khăn lạnh. Tuy nhiên, khi áp dụng chườm lạnh, các mạch máu ngoài Da sẽ bị co lại và làm hạn chế hoạt động thải nhiệt qua da. Phương pháp này hiện đang được khuyến cáo không sử dụng vì phản khoa học.
Ngoài ra, nhiều mẹ cố gắng sử dụng cách hạ sốt dân gian, tránh uống thuốc hạ sốt vì lo ngại tác dụng phụ. Đây cũng là một trong những quan niệm sai về thuốc hạ sốt. Theo thạc sĩ Phạm Minh Triết, bệnh viện Nhi Đồng 1: “Các trường hợp trẻ sốt từ 38,5 độ C (đo ở nách) được khuyến cáo nên cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp nhiệt độ chưa đến 38,5 độ C, bác sĩ vẫn khuyên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ có triệu chứng bứt rứt, không chơi như lúc khỏe mạnh, trẻ tiền căn bị sốt cao do co giật”.
Ngoài việc dùng thuốc đúng liều lượng, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến khoảng cách thời gian giữa các lần uống là 4 tiếng và dùng thuốc không quá 5 lần 1 ngày.
Bí quyết chọn thuốc hạ sốt hiệu quả
Đầu tiên, các mẹ nên chọn những loại thuốc hạ sốt dạng siro, thuốc nước hỗn dịch để bé dễ uống và hấp thu tốt hơn. So với các dạng bột sủi hạ sốt, khi bé uống thuốc dạng này và nằm nghỉ, dạ dày sẽ nằm ngang khiến khí do dạng bột sủi tạo ra không thể thoát ra ngoài sẽ gây nên sự khó chịu, dễ bị trớ. Trong khi đó dạng hỗn dịch lại rất an toàn, uống thuốc xong bé có thể ngủ ngon hơn.
Các mẹ nên chọn những loại thuốc có vị ngọt, thơm để bé không bị ác cảm với việc uống thuốc. Hiện trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt vị trái cây rất dễ uống, với hương vị thơm ngon như kẹo tạo cảm giác thích thú cho trẻ. Bên cạnh đó, dụng cụ đo liều lượng cũng khá quan trọng.